Trung Quốc: Di dân và thôn tính đất

LAM HỒNG| 19/06/2014 07:56

Hiện tượng di dân của người Trung Quốc (TQ) khiến nhiều nước bất an, đặc biệt là tham vọng bành trướng đất đai, tài nguyên, lương thực của Bắc Kinh.

Trung Quốc: Di dân và thôn tính đất

Hiện tượng di dân của người Trung Quốc (TQ) khiến nhiều nước bất an, đặc biệt là tham vọng bành trướng đất đai, tài nguyên, lương thực của Bắc Kinh.

Tầng lớp địa chủ Trung Quốc mới ở châu Phi

Ngay từ thế kỷ XV, XVI, dân Phúc Kiến và Quảng Đông đã di dân đến khu vực Đông Nam Á, người Hoa hải ngoại còn thành lập nên Lan Phương Cộng hòa Quốc.

Sau Chiến tranh Nha phiến, có thêm nhiều người Hán di cư ra hải ngoại, chủ yếu là đến Đông Nam Á, miền Tây Hoa Kỳ, quần đảo Caribe. Đến khi triều Thanh diệt vong, tại hải ngoại đã có 7 triệu Hoa kiều.

Chinatown được hình thành ở hầu như mọi quốc gia do những đợt di dân của người Trung Hoa đđến mọi nơi trên thế giới. Kể từ đó, TQ có những đợt di dân ra nước ngoài với số lượng khổng lồ, có cả sự hậu thuận của Chính phủ TQ sau này trong chiến lược giãn dân.

Tuy nhiên, sự di dân của người TQ đang là vấn đề của nhiều quốc gia. Không chỉ vì số lượng khổng lồ mà hiện tượng di dân của người TQ khiến nước sở tại bất an, đặc biệt là tham vọng bành trướng đất đai, tài nguyên, lương thực của Bắc Kinh.

Đất nước với một phần năm dân số trên hành tinh chỉ có 9% diện tích đất canh tác trên thế giới buộc phải mở rộng đầu tư vào đất nông nghiệp ở nước ngoài để đảm bảo nguồn cung thực phẩm để nuôi số dân khổng lồ.

Chỉ riêng trong năm ngoái, TQ đã chi hơn 12 tỷ USD thuê đất nông nghiệp tại Úc, Châu Đại Dương, Nam Mỹ và ở nước Nga. Tiếp đó, TQ mua những kho thóc tại Argentina, các nhà máy đường ở Brazil, các nhà máy xay bột ở các nước Trung Âu và các nhà máy chế biến hạt hướng dương ở Nam Phi và Ukraine.

Hãng tin Baikal24 của Nga đưa tin, chỉ chưa đầy một tuần sau chuyến thăm của Tổng thống Putin và hợp đồng khí đốt 400 tỷ USD Nga - Trung được ký kết, Bắc Kinh đã đề nghị đưa dân sang vùng Siberi và Viễn Đông. Một số nhà phân tích lo ngại rằng, thỏa thuận này sẽ mở đường cho TQ dần tiếp quản toàn bộ đất canh tác của Nga.

Nhiều nước đang cảm thấy bất an trước tình trạng đất nông nghiệp, bất động sản và các công ty bị dân nhập cư TQ thâu tóm. Chỉ riêng tỉnh Hắc Long Giang thuê ở vùng Viễn Đông của Nga gần 600 ngàn ha đất nông nghiệp.

Hiệp hội Các nhà công kỹ nghệ Nga cảnh báo đất đai màu mỡ do các đối tác TQ thuê đang lâm vào trạng thái tồi tệ, thậm chí cỏ dại cũng không mọc nổi. Nguyên nhân là các công ty TQ sử dụng hóa chất độc hại để canh tác, bao gồm cả những hóa chất độc hại bị cấm sử dụng ở Nga.

Nếu trước đây, dòng người lưu bạt từ Trung Hoa chỉ theo các còn tàu nhỏ định cư ở những vùng đất lân cận thì nay người đại lục đã ồ ạt phủ rộng khắp thế giới bằng mọi con đường.

Theo AFP, tại tỉnh Saskatchewan xa xôi của Canada, số người TQ sinh sống đã tăng đến 50%. Số người này theo chân hàng chục công ty đại lục đầu tư lớn đã mua đứt các nông trại trong tỉnh. Chính quyền địa phương đang điều tra những nhà đầu tư này có nhận được trợ cấp từ bên ngoài để thâu tóm thị trường bất động sản tại đây hay không.

Không chỉ riêng tại Canada, báo Wall Street Journal dẫn một cuộc khảo sát do Học viện Lowy thực hiện trên 1.002 người dân Úc năm ngoái cho thấy 57% người dân nước này lo ngại về việc TQ mua nhiều đất nông nghiệp để thành lập trang trại, thâu tóm thị trường nông nghiệp nước này.

Theo AFP, tỷ lệ người siêu giàu TQ đã hoặc muốn di cư đã tăng lên mức 64% trong năm 2013. Dù hấp dẫn bởi giới nhà giàu TQ nhưng Chính phủ Canada bất ngờ quyết định chấm dứt cấp thị thực đối với hơn 60.000 trường hợp đang chờ xử lý. Thậm chí, thông báo này đã khiến cục xuất nhập cảnh Canada bị kiện ra tòa bởi 1.400 công dân TQ.

Lý do đằng sau quyết định của Chính phủ Canada không ngoài những lo ngại mà các nước khác đang nghĩ về dòng người nhập cư ào ạt từ TQ và đứng sau đó là những toan tính khó lường của Bắc Kinh.

Các công ty TQ đang đầu tư hơn 400 triệu USD tại miền Bắc Canada thông qua nhiều dự án khoáng sản và dầu khí, trong khi Chính phủ Trung Quốc đang tìm cách lọt vào Hội đồng Bắc cực. Nếu TQ giành được ảnh hưởng trong các vấn đề Bắc cực trong những năm tới, những tác động có thể lộ rõ tại khu vực sân sau phía Bắc Canada.

Việc xuất khẩu, đầu tư gia tăng của TQ đã triệt tiêu một số ngành sản xuất ở nhiều nơi, theo nhiều cấp độ. Không chỉ ở những toan tính chiến lược, thậm chí, các nhà bán lẻ quy mô nhỏ của TQ cũng có ý định thay thế những người bán dạo ở địa phương, tận dụng mối quan hệ của họ với nguồn hàng vốn đang dần chiếm ưu thế trên thị trường. Tất cả những điều này đã khuấy đảo một tâm lý "lo ngại" và chống người TQ ở khắp nơi.

Không ngạc nhiên khi kết quả cuộc khảo sát gần đây của BBC World Service cho thấy hình ảnh TQ đang ngày càng xấu xa. Tại Hàn Quốc, chỉ có 32% người dân có cái nhìn tích cực đối với TQ, trong khi 56% lại có xu hướng ngược lại. Tại Nhật Bản, tỷ lệ ủng hộ TQ đã xuống mức thấp kỷ lục, chỉ có 3%. Số người coi Bắc Kinh là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tại châu Á lên tới 73%.

Đáng ngạc nhiên là diện mạo quốc tế của TQ lại cực kỳ tiêu cực tại những nước phát triển như Anh (49%), Úc (47). Đặc biệt, chỉ 10% người dân Đức nhìn TQ với con mắt tích cực, trong khi có tới 76% ghét cay ghét đắng TQ. Những toan tính vụ lợi của Chính phủ TQ đã biến công dân của họ trở thành những "người Tàu" xấu xí như cách đây mấy thế kỷ.

>Công ty Trung Quốc nợ nhiều nhất thế giới
>
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc lập kỷ lục mới
>Công ty Mỹ nối gót Google bỏ Trung Quốc

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trung Quốc: Di dân và thôn tính đất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO