Top 10 thị trường châu Á có khả năng bùng nổ tiêu dùng

03/07/2011 09:13

Những nền kinh tế có tỷ lệ tiết kiệm cao có tiềm năng tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng lớn. Một gia đình càng ít phải tiết kiệm cho việc chăm sóc ý tế quan trọng hay việc nghỉ hưu, thì gia đình đó sẽ càng tiêu nhiều hơn vào các mặt hàng tiêu dùng.

Top 10 thị trường châu Á có khả năng bùng nổ tiêu dùng

Những nền kinh tế có tỷ lệ tiết kiệm cao có tiềm năng tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng lớn. Một gia đình càng ít phải tiết kiệm cho việc chăm sóc ý tế quan trọng hay việc nghỉ hưu, thì gia đình đó sẽ càng tiêu nhiều hơn vào các mặt hàng tiêu dùng.

Dưới đây là 10 thị trường có tỷ lệ tiết kiệm nội địa cao nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, theo Khảo sát Kinh tế Xã hội khu vực châu Á Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc.

10. Iran

Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2010: 38%

Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2001: 25,4%

Trong suốt thập kỷ vừa qua, Iran đã dùng doanh thu từ kinh doanh dầu mỏ của mình để chi trả cho những chương trình chi tiêu xã hội. Những khoản chi tiêu khổng lồ này đang là mối đe dọa đối với ngân sách quốc gia của Iran.

Tỷ lệ tiết kiệm của Iran có thể sẽ giảm nếu như chính phủ nước này mở rộng cửa với quốc tế, khi đó, hàng hóa từ các thị trường khác sẽ tràn vào Iran.

9. Malaysia

Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2010: 39,1 %

Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2001: 47,4 %

Trong năm 2009, chi tiêu y tế chiếm 4,3% GDP của Malaysia. Bộ y tế nước này cho biết chi tiêu cả công và tư cho lĩnh vực y tế sẽ phải tăng lên 7% GDP vào năm 2020. Hiện chính phủ Malaysia đang dự định thực hiện một chương trình bảo hiểm y tế quốc gia mới.

Khi chi tiêu của chính phủ dành cho y tế nhiều lên, người tiêu dùng sẽ không còn nhiều nỗi lo về tiết kiệm cho việc chăm sóc y tế và sẽ chi tiêu nhiều hơn trên thị trường bán lẻ.

8. Turkmenistan



Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2010: 40,7 %

Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2001: 12,3 %

Theo báo cáo mới đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Turkmenistan nên tối đa hóa hiệu quả của những khoản chi tiêu xã hội hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một khi Turkmenistan thực hiện những chương trình như vậy, dân chúng nước này sẽ có nhiều tiền hơn đề chi tiêu.

7. Bhutan



Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2010: 41,2 %

Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2001: 28,9 %

Trong năm 2007, chi tiêu y tế công của Bhutan đã tăng lên mức 11,5% GDP. Hiện chính quyền Bhutan đang gia tăng các khoản phúc lợi xã hội. Khi đó, miễn là người dân không phải chịu mức thuế cao, họ sẽ có nhiều tiền trong tay hơn cho việc chi tiêu.

6. Kazakhstan

Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2010: 45,5 %

Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2001: 16 %

Tổng thống Kazakhstan, ông Nursultan Nazarbayev mới đây vừa ra quyết định tăng các khoản chi tiêu xã hội của chính phủ. Tính từ năm 2001, tỷ lệ ngân sách quốc gia dành cho các khoản chi tiêu xã hội đã tăng gấp 8 lần.

5. Azerbaijan

Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2010: 46,6 %

Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2001: 8,6 %

Trong một cuộc họp hồi năm 2010, chính phủ Azerbaijan cho biết các khoản chi tiêu xã hội của nước này chiếm 33,3% tổng ngân sách quốc gia, khoảng 5,35 tỷ USD. Nếu chính phủ duy trì mức chi tiêu ngân sách như vậy, tỷ lệ đầu tư tương đối thấp của Azerbaijian, 17,4%, có thể sẽ được tăng lên các khoản tiết kiệm và chi tiêu tiêu dùng.

4. Trung Quốc



Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2010: 51,1 %

Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2001: 38 %

Trung Quốc được kỳ vọng sẽ tăng chi tiêu cho giáo dục thêm 9%, cho y tế thêm 8,8% và an sinh xã hội thêm 9%. 10 năm trước, chính quyền nước này đã bắt đầu gia tăng các khoản chi tiêu xã hội để giải quyết những bất ổn dân sinh.

Trong tháng 5, lạm phát cao đã gây sụt giảm doanh thu bán lẻ xuống còn 16,9%, thấp hơn mức trung bình 5 năm. Nếu muốn thúc đẩy chi tiêu nội địa, Trung Quốc cần chi tiêu nhiều hơn cho các vấn đề xã hội và giảm tỷ lệ lạm phát.

3. Singapore

Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2010: 52,6%

Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2001: 49%

Những áp lực về chính trị đang khiến Đảng Nhân dân Hành động Singapore phải tăng các khoản chi tiêu xã hội sau khi đảng đối lập đã giành được ghế trong nghị viện. Theo đó, chi tiêu công cho y tế, giáo dục và hưu trí của Singapore sẽ tăng.

Mức lương tăng và du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy chi tiêu, tuy nhiên mức lạm phát cao sẽ phần nào kiềm chế chi tiêu trong ngắn hạn. Việc chính phủ Singapore tăng các khoản chi tiêu xã hội sẽ giúp người dân nước này giữ được khoản thu nhập khả dụng lớn hơn.

2. Brunei Darussalam


Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2010: 57,2%

Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2001: 36,9%

Tại Brunei Darussalam, người dân được cung cấp miễn phí các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe tại các bệnh viện, trung tâm y tế và phòng khám của chính phủ. Theo thống kê năm 2000, tỷ lệ chi tiêu công so với tư của chính phủ nước này là 97,2 / 2,8.

Hiện nay, chính phủ Brunei Darussalam đang phải vật lột với chi phí y tế tăng cao và sự sụt giảm tài nguyên đang là một vấn đề đáng lo ngại với quốc gia này bởi nền kinh tế Brunei Darussalam phụ thuộc chủ yếu vào dầu mỏ và khí đốt.

1. Macau, Trung Quốc



Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2010: 61,1%

Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP 2001: 42,9%

Trong năm 2011, Cục Phúc lợi Xã hội của Macau đã tăng cường các chính sách hộ trợ cho dân nghèo.Người dân trên 65 tuổi sẽ nhận được khoản trợ cấp hàng năm và Macau cũng sẽ thực hiện những chương trình phúc lợi cho người tàn tật. Tỷ lệ tiết kiệm cao cho thấy tiềm năng lớn cho đầu tư và chi tiêu nội địa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Top 10 thị trường châu Á có khả năng bùng nổ tiêu dùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO