Thụy Sỹ có thể cấm đầu cơ lương thực - thực phẩm

03/05/2014 08:03

Việc đầu cơ khiến giá nông sản thế giới tăng bất thường những năm qua.

Thụy Sỹ có thể cấm đầu cơ lương thực - thực phẩm

Trong vòng từ hai đến ba năm tới, dân Thụy Sỹ có thể sẽ biểu quyết về vấn đề “Nói không với kinh doanh đầu cơ lương thực-thực phẩm”.

> Thụy Sỹ hoàn thành đường hầm dài nhất hành tinh
>
Vì sao ngân hàng lâu đời nhất Thụy Sỹ phải đóng cửa?

Là một nước nhỏ với dân số chỉ chừng 8 triệu người, vậy mà Thụy Sỹ vẫn là một trong những trung tâm giao dịch kinh doanh hàng hóa lớn của thế giới, đặc biệt các mặt hàng nguyên liệu nông sản như lúa mì, bắp, ca cao, cà phê, đậu nành... Rất nhiều đại gia kinh doanh nông sản hiện đang có trụ sở tại các thành phố Geneva và Zug...

Lý do có thể là vì Thụy Sỹ là một trong những “thiên đường tài chính” với chính sách ưu đãi thuế cộng với một hệ thống dịch vụ ngân hàng kinh doanh chuyên nghiệp phục vụ kinh doanh hàng hóa. Song, các hoạt động kinh doanh đầu cơ trên thị trường hàng thực và các sàn kỳ hạn hàng hóa nông sản có thể bị cấm trong thời gian tới.

Một phong trào của nhóm “Thanh niên xã hội” (TNXH) đã kiếm đủ 100.000 chữ ký của những người trong độ tuổi đi bầu, đủ để chính quyền liên bang Thụy Sỹ phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý theo luật định. Đối với người dân nước này, chuyện ấy không lạ vì chỉ từ năm 1995-2005, đã có 31 cuộc trưng cầu dân ý để cả đất nước nhỏ bé này quyết định cho 103 vấn đề được xem là ích nước lợi dân.

Các bạn trẻ yêu cầu giới kinh doanh tuyệt đối không được dùng tiền của dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp để “đầu tư” vào các thị trường nguyên liệu nông sản, lương thực-thực phẩm kể cả bằng cách sử dụng các công cụ kinh doanh tài chính; ai tham gia, người ấy được xem là vi phạm luật hình sự!

Tin này thực sự làm cho các đại gia kinh doanh hàng hóa nông sản như cà phê, ca cao, bắp, đậu, gạo, mè... hết sức lo lắng. Nếu người dân Thụy Sỹ “nói không”, có nghĩa rằng hàng loạt hãng kinh doanh hàng hóa nông sản đang hoạt động trên thị trường hàng thực (physical) vừa trên sàn kỳ hạn (futures market) có trụ sở hay chi nhánh tại nước này phải dời đô.

“Có đến một phần ba lực lượng đầu cơ cả người lẫn của trên các thị trường nguyên liệu nông sản đang hoạt động hàng ngày tại Thụy Sỹ”, một phát ngôn viên của phong trào TNXH này cho biết. Còn chủ tịch phong trào là Fabien Molina thì kêu gọi “Xin đừng đùa với hàng hóa là thức ăn nước uống!”.

Một trong các luận cứ để thu gom chữ ký cho rằng “sáng kiến này nhằm làm ngưng ngay các hoạt động đầu cơ, đặt dấu chấm hết cho việc làm giàu do đầu cơ, vốn nguy hại như dịch châu chấu, các tay đầu cơ hết tìm chỗ này đến chỗ khác trên thị trường tài chính để khai thác kiếm chác. Nên, hãy gấp rút yêu cầu họ “chấm dứt” ngay!”.

Nếu như vào năm 2003, đầu cơ đã bơm 13 tỉ đô la Mỹ vào các thị trường phái sinh để kinh doanh nông sản, thì đến đầu năm 2013, lượng tiền đầu cơ này “nở” lên đến 430 tỉ, tăng gấp 33 lần, điều tra của Alliance Sud.

Các bạn trẻ trong phong trào cho rằng “Đầu cơ tài chính đã biến các sàn kỳ hạn hàng hóa thành sòng bạc, đưa giá lên giá xuống thất thường, cả hàng triệu người đói bị trên khắp thế giới không đủ tiền mua lương thực hàng ngày vì chính họ đẩy giá nông sản lên liên tục. Chúng ta phải kéo hoạt động kinh doanh các mặt hàng lương thực-thực phẩm về lại với thực tại vì mục tiêu ai cũng có quyền có thức ăn nước uống hàng ngày. Loại đầu cơ ra khỏi kinh doanh hàng hóa nông sản càng sớm, đời sống càng ổn định”.

Hiện tại, hoạt động đầu cơ trên thị trường hàng hóa nông sản đã tăng mạnh gấp 33 lần so với cách nay mười năm. Nếu như vào năm 2003, đầu cơ đã bơm 13 tỉ đô la Mỹ vào các thị trường phái sinh để kinh doanh nông sản, thì đến đầu năm 2013, lượng tiền đầu cơ này “nở” lên đến 430 tỉ, tăng gấp 33 lần, điều tra của Alliance Sud, một cơ quan phi chính phủ tại Thụy Sỹ cho biết “giặc châu chấu” thời nay phát triển hơn cả vũ bão.

Báo cáo mới đây của chính quyền liên bang cho biết Thụy Sỹ là một trong những trung tâm giao dịch hàng hóa nguyên liệu lớn nhất thế giới, chiếm 3,5% PIB (tương đương với GDP) của nước này vào năm 2011. Các hãng kinh doanh nguyên liệu nông sản lớn đều có mặt tại Thụy Sỹ như Cargill, Bunge, Louis-Dreyfus Commodities và ADM (Archer-Daniel-Midland), Toepfer...

Một hồ sơ điều tra của tổ chức các lãnh đạo doanh nghiệp “Kinh tế Thụy Sỹ” vào năm 2013 cho rằng đầu cơ đích thị là tên tội đồ gây nên đói kém cho hàng tỉ người trên thế giới.

Các nhà đầu cơ cự lại rằng giá tăng đâu phải do họ mà chỉ do thiên tai, dịch họa, chiến tranh, mất mùa... nên giá cơm nước mới tăng!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thụy Sỹ có thể cấm đầu cơ lương thực - thực phẩm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO