Thiếu cởi mở, kinh tế Nhật có tụt hậu?

30/10/2015 04:40

Truyền thống đóng cửa bảo nhau, đồng thuận tập thể có thể sẽ rất tai hại với sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhật

Thiếu cởi mở, kinh tế Nhật có tụt hậu?

Truyền thống đóng cửa bảo nhau, đồng thuận tập thể có thể sẽ rất tai hại với sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhật

Sau khi thoát khỏi đống tro tàn của Chiến tranh Thế giới thứ Hai, nước Nhật “rũ mình đứng dậy.” Chỉ sau vài thập kỷ, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới, Nhật đã vào nhóm giàu nhất hành tinh. Kinh tế Nhật từ quy mô 59 tỷ USD vào năm 1960 lên con số 3,1 nghìn tỷ USD năm 1990.

Chính vì vậy, người Nhật có vô vàn lý do để tự hào về đất nước của mình. Thế nhưng quá khứ và hiện tại là 2 thực thể khác hẳn nhau, nếu người Nhật không chịu thay đổi và cởi mở hơn, chắc chắn họ sẽ sớm tụt lại phía sau.

Câu cuối của đoạn bình luận trên được đăng trên New York Times có vẻ gây sốc, thế nhưng nó là thực tế những gì đang diễn ra hiện nay. Nhật đang có phần tụt lại với nhiều nước phát triển khác bởi tâm lý không chịu thay đổi cách làm ăn kinh doanh thuần chất Nhật. Một trong những yếu tố tụt hậu phải kể đến cách tuyển dụng nhân sự của họ.

Dù hiện tại nhiều doanh nghiệp đã đưa ra quy định chỉ sử dụng tiếng Anh để đảm bảo cho việc giao tiếp hiệu quả giữa nhân viên đến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới, cải thiện quan hệ với các đối tác, khách hàng toàn cầu. Không chỉ có vậy, nhiều công ty còn hạn chế tuyển dụng ngay cả với những sinh viên Nhật tốt nghiệp ở nước ngoài về hoặc từ chối những người mà họ cho rằng không thuần Nhật để thích nghi vào văn hóa doanh nghiệp Nhật.

Đó là ở cấp độ nhân viên, với cấp độ lãnh đạo, mọi chuyện cũng không khác nhiều. Cho đến nay, chắc chắn chưa doanh nghiệp Nhật nào quên vụ bê bối Olympus. Một giám đốc điều hành người nước ngoài đã tố cáo công ty gian dối báo cáo tài chính trong suốt 12 năm, từ năm 2000 đến năm 2011. Được biết trước đó ông đã cố gắng thuyết phục ban lãnh đạo công ty điều chỉnh báo cáo tài chính cho phù hợp hơn với thực tế nhưng lãnh đạo công ty từ chối và đuổi việc ông.

Kết quả, ông đã quyết định công khai toàn bộ thông tin cho báo chí. Lập tức cơ quan điều tra tiến hành tìm hiểu và Olympus bị 6 ngân hàng kiện vì giả mạo thông tin tài chính. Đây được coi như bê bối gian dối số liệu kế toán lớn nhất trong lịch sử Nhật bản. Hai giám đốc điều hành của công ty đã bị bắt giữ sau đó.

Và chắc chắn tất cả giám đốc điều hành công ty Nhật đều nhớ tên Michael Woodford, giám đốc điều hành người Anh đã đưa ra công chúng những vụ thua lỗ hàng triệu bảng mà lãnh đạo công ty Nhật nơi anh làm việc cố tình che giấu.

Chính vì vậy mà trong giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật nói chung thường có tâm lý rằng nếu họ tuyển lãnh đạo người nước ngoài, họ phải chuẩn bị đối đầu với rất nhiều ý kiến phản biện, nhiều khi rất gay gắt.

Một số thay đổi tích cực

Dù vậy nước Nhật cũng đang phần nào thay đổi, sau nhiều năm quan sát thái độ của các giám đốc điều hành lâu năm với các cổ đông, vào năm 2010, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã đặt mục tiêu cải tổ mạnh mẽ quản trị doanh nghiệp. Cụ thể trong năm nay, Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật (JFSA) và Sở giao dịch chứng khoán Tokyo đã đưa ra quy định mới về quản trị doanh nghiệp.

Theo đó, các doanh nghiệp sẽ buộc phải tuyển dụng những giám đốc từ bên ngoài công ty vào doanh nghiệp để phản biện ý kiến của hội đồng quản trị. Nếu họ cố tình không thực thi theo, họ sẽ phải giải thích lý do với tất cả cổ đông và được cổ đông chấp thuận.

Kết quả, số liệu của Financial Times cho thấy từ năm 2010, tỷ lệ các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tokyo bổ nhiệm giám đốc từ bên ngoài đã tăng từ 48% năm 2010 lên 94% vào năm 2015. Và riêng trong năm qua, tỷ lệ đã tăng 20%, một bước tiến lớn đối với giới doanh nghiệp Nhật.

Dù vậy, Nhật sẽ còn phải cố gắng rất nhiều nếu muốn đuổi kịp châu Âu và Mỹ. Tỷ lệ công ty Nhật có hơn 1 thành viên ban quản trị đến từ bên ngoài công ty mới chỉ đạt 48% ở thời điểm hiện tại, thấp hơn nhiều so với mức chuẩn tối thiếu do Mỹ và Anh quy định. Dù vậy các doanh nghiệp Nhật vẫn được khen về sử dụng vốn hiệu quả.

Theo nhiều chuyên gia về quản trị doanh nghiệp, các công ty Nhật không chỉ cần tuyển thêm người từ bên ngoài vào làm việc trong ban quản trị, mà thực tế cần tuyển cả người nước ngoài, bởi những người này sẽ dám chất vấn khi họ thấy quản trị công ty có vấn đề. Họ không chịu ràng buộc bởi những nguyên tắc xã hội và văn hóa vốn cản trở những quản lý địa phương lên tiếng khi sai phạm xảy ra.

Trên khắp thế giới, ban quản trị của công ty thường xuyên có thành viên nữ, thế nhưng trên phương diện này, Nhật cũng đi sau các nước phát triển. Nữ CEO của một tập đoàn Mỹ từng kể lại một câu chuyện với phóng viên báo Nikkei như sau: Mới đây bà được mời tham gia buổi tiệc tại một ngân hàng lớn của Nhật; một phóng viên ảnh đến gần bà và xin chụp một kiểu ảnh, bà hỏi có phải bức ảnh sẽ phát đi tín hiệu rằng ngân hàng chuẩn bị tuyển dụng thêm nhiều ứng viên nữ hay không. Dại diện của trường trả lời luôn: Tất nhiên là không rồi, nhưng trông bà có vẻ ăn ảnh thì hình quảng cáo sẽ đẹp.

Bà đã biết đến nước Nhật suốt từ thập niên 1980, bà khẳng định rằng ở Nhật sẽ cần rất nhiều thời gian để thay đổi, và phải thực sự kiên nhẫn. Có lẽ câu ngạn ngữ phù hợp nhất với Nhật sẽ là: “Sự kiên nhẫn sẽ đẻ ra tiền.”  

>Túi xách secondhand nói gì về kinh tế Nhật?

>Kinh tế Nhật Bản tỏa sáng nhờ Abenomics

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thiếu cởi mở, kinh tế Nhật có tụt hậu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO