Tại sao không?

THỤY KHA (THEO THE ECONOMIST, BW)| 20/02/2014 04:08

Thế giới đang chờ đợi những vòng đàm phán tự do thương mại điện tử, trong bối cảnh những công ty liên quan đến internet sẽ có quy mô lớn nhất trong số các công ty trên toàn cầu trong 5 năm tới.

Tại sao không?

Thế giới đang chờ đợi những vòng đàm phán tự do thương mại điện tử, trong bối cảnh những công ty liên quan đến internet sẽ có quy mô lớn nhất trong số các công ty trên toàn cầu trong 5 năm tới.

Đọc E-paper

Tự do thương mại, thị trường mở và cạnh tranh mạnh mẽ là xu hướng kinh tế thế giới đang vận hành. Các nhà kinh tế lập luận rằng nguyên tắc này cũng cần được áp dụng đối với thương mại điện tử. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về rào cản thương mại, có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu những yếu tố cản trở dòng chảy tự do của thông tin trực tuyến và các hiệu ứng này tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế. Một nghiên cứu mới của Boston Consulting Group (BCG), được trình bày tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos mới đây, đã làm rõ vấn đề này.

Nghiên cứu này đã lập các chỉ số "e-friction" bao gồm hơn 55 tiêu chí (từ "băng thông internet bình quân đầu người" tới "tốc độ kết nối điện thoại di động trung bình", "sức mạnh bảo vệ sở hữu trí tuệ” và "tự do báo chí”) và tính điểm cho 65 quốc gia (xem biểu đồ). Kết quả không đáng ngạc nhiên.

Các quốc gia Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch) thuộc nhóm đầu, trong khi các nước đang phát triển gặp khó khăn ở nhóm dưới (Ai Cập , Pakistan, Nigeria). Tuy nhiên, có một vài thứ hạng nổi bật: Hồng Kông đứng thứ 5 và một số nước Trung Đông (Qatar, Ả rập, Bahrain) lại đứng trên các nước châu Âu như Tây Ban Nha và Ý.

BCG cho rằng các yếu tố cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như chất lượng và chi phí truy cập internet, là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chỉ số về internet. Một phát hiện thú vị hơn là một mối tương quan giữa thứ hạng chỉ số e-friction và kích thước của nền kinh tế internet: chỉ số càng thấp càng có thị phần các hoạt động trực tuyến lớn hơn và có tỷ lệ liên quan GDP cao hơn. Trong trường hợp của Ai Cập là 2%, Thụy Điển 6%. Một minh chứng là Anh, có nền kinh tế kỹ thuật số cao nhất với hơn 8%, mặc dù đứng thứ 12 trong bảng chỉ số e-friction.

Mỗi quốc gia có những điều kiện khác nhau, nhưng tốc độ và chi phí truy cập là những yếu tố cần quan tâm nhất để cải thiện nền kinh tế trực tuyến. Senegal đã đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của mình và đã xây dựng một mạng lưới sâu rộng các "trung tâm viễn thông" và các quán cà phê internet. Một số nước châu Âu đã tuyên bố truy cập internet là một quyền cơ bản của mọi công dân. Ví dụ, Every Finn có quyền kết nối đạt tốc độ ít nhất một megabit trên giây.

Châu Âu cũng là một ví dụ tốt. Mặc dù các thành viên của Liên minh Châu Âu có xu hướng có cơ sở hạ tầng tốt, nhưng giao dịch thương mại kỹ thuật số giữa các quốc gia thành viên rất hạn chế. Chỉ có khoảng 7% người sử dụng internet đã đặt đơn hàng quốc tế (trong phạm vi EU). Nguyên nhân là quy định về thương mại trực tuyến trong khu vực này rất khác nhau và pháp luật của EU thường được thực thi không nhất quán.

Nhưng một số ma sát internet cần phải được xử lý trên toàn cầu. Đứng đầu trong số đó là mức độ tin cậy trong các dữ liệu cá nhân. Nếu các thông tin cá nhân bị xử lý sai có thể giảm lòng tin và ảnh hưởng tiêu cực đến sự tham gia của kỹ thuật số của người tiêu dùng.

Trong nhóm 7 công ty hàng đầu, nước Mỹ có người khổng lồ tìm kiếm Google (giá trị vốn hóa 293 tỷ USD), các tập đoàn thương mại điện tử Amazon (giá trị vốn hóa 125 tỷ USD) và eBay (giá trị vốn hóa 66 tỷ USD), và tất nhiên không thể không kể tới người khổng lồ mạng xã hội Facebook (giá trị 58 tỷ USD). Ngoài nước Mỹ, Trung Quốc cũng đóng góp ba tên tuổi lớn là Baidu (giá trị 33 tỷ USD), Alibaba và Tencent...

Theo đánh giá của giới quan sát, nếu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng như hiện tại, nhóm công ty này sẽ vươn lên thành những công ty lớn nhất thế giới chỉ trong vòng 5 năm. Trong thời gian đó, thế giới sẽ được chứng kiến việc thị trường thương mại điện tử sớm thay thế thị trường truyền thống để trở thành thị trường quan trọng nhất của nền kinh tế. Tại Mỹ, doanh thu thương mại điện tử năm ngoái đạt 225 tỷ USD, chiếm hơn 5% doanh số bán lẻ. Ở Trung Quốc, năm ngoái, doanh thu bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc đạt 207 tỷ USD, ứng với 6% tổng doanh thu toàn ngành bán lẻ...

Với quy mô như vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu thế giới tổ chức các cuộc đàm phán tự do thương mại kỹ thuật số trong một vài năm tới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tại sao không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO