Rụt bàn tay chính phủ

THỤY KHA| 18/03/2014 00:35

Các mối quan hệ chính trị - kinh doanh tại các thị trường mới nổi giảm dần trước sức ép của cải cách kinh tế. Cưỡng lại xu thế này sẽ mang lại hậu quả xấu cho bất kỳ thể chế nào.

Rụt bàn tay chính phủ

Các mối quan hệ chính trị - kinh doanh tại các thị trường mới nổi giảm dần trước sức ép của cải cách kinh tế. Cưỡng lại xu thế này sẽ mang lại hậu quả xấu cho bất kỳ thể chế nào.

Đọc E-paper

Người dân Philippines đeo mặt nạ để phản đối sự tha hóa của quan chức nước này

Khủng hoảng chính trị tại Ukraine khiến dư luận chú ý hơn tới các giới tài phiệt Ukraine mà báo chí quốc tế thường gọi chung là oligarch. Oligarch xuất hiện ở Nga và một số nước Đông Âu sau khi Liên Xô sụp đổ, tài sản của quốc gia rơi vào tay một số tài phiệt có quan hệ mật thiết với chính quyền.

Nắm trong tay khối tài sản khổng lồ, khống chế nhiều ngành kinh tế, giới oligarch đồng thời tác động tới tình hình chính trị quốc gia. Chẳng hạn, chính các oligarch Ukraine đã đứng sau các vụ bạo động khi Tổng thống Yanukovych từ chối ký kết một hiệp định thương mại với Liên hiệp Châu Âu (EU) hồi tháng 11/2013.

Cũng như Ukraine, trên toàn thế giới đang nổi lên mối quan hệ giữa chính trị và kinh doanh. Chính phủ của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tiếp tục phải đối mặt với bê bối tham nhũng khi ngày 9/3, một đoạn ghi âm được phát tán trên mạng cho thấy cựu Bộ trưởng Kinh tế có thể đã nhận tiền hối lộ từ Reza Zarrab - một doanh nhân nổi tiếng người gốc Azerbaijan.

Ngày 5/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ hành động "không thương xót" chống tham nhũng trong một nỗ lực nhằm xoa dịu sự tức giận của công chúng về sự hủ hóa của quan chức nước này. Năm ngoái, 182.000 quan chức đã bị trừng phạt vì vi phạm kỷ luật, tăng 40.000 so với năm 2011.

Tại các thị trường đang phát triển, một phần tư thế kỷ qua, sự bùng nổ kinh tế đã thổi phồng giá trị của dầu mỏ, đất đai và những lĩnh vực gắn với quyền quản lý của nhà nước. Mối liên hệ giữa chính trị và sự giàu có hiện rõ ở Trung Quốc, nơi một phần ba tỷ phú là đảng viên.

The Economist đã xây dựng một chỉ số để đánh giá quan hệ giữa giới kinh doanh và chính trị tại nhiều nước. Chỉ số này xác định các lĩnh vực đặc biệt phụ thuộc vào chính phủ như khai thác mỏ, dầu khí, ngân hàng, sòng bạc... cùng mối quan hệ với sự giàu có của các tỷ phú (dựa theo một bảng xếp hạng của Forbes).

Chỉ số này không có ý định thiết lập về tình trạng tham nhũng, nhưng cho thấy quy mô của tài sản cá nhân được tạo ra trong các lĩnh vực kinh tế dễ bị thao túng bởi mối quan hệ chính trị - kinh doanh.

Chẳng hạn, tại các nước đang phát triển, tài sản của các tỷ phú tăng gấp đôi so với quy mô của nền kinh tế, tương đương hơn 4% GDP, so với 2% năm 2000. Các nước đang phát triển đóng góp 42% sản lượng thế giới, nhưng 65% tài sản nằm trong tay các tập đoàn, công ty tư nhân. Đặc biệt, giới tài phiệt đại lục Trung Quốc, Brazil, Indonesia trở nên giàu có chóng vánh khi được quyền tiếp cận với nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia.

Trong khi đó, các tỷ phú Pháp và Đức lại dựa khá ít vào nhà nước và làm giàu chủ yếu từ các thương hiệu bán lẻ và hàng sang trọng. Tổng tài sản của tỷ phú Mỹ cao so với GDP nước này nhưng chủ yếu được tạo ra trong các lĩnh vực mở. Chẳng hạn, các tỷ phú Mỹ ở thung lũng Silicon giàu có hơn so với tỷ phú năng lượng.

> Mỹ có còn là động cơ chính của cỗ máy kinh tế toàn cầu?

> Suy thoái kinh tế - Thời cơ vàng để khởi nghiệp

> Kinh tế thế giới: U, V hay W?

> Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế?

Theo The Economist, mối quan hệ thao túng chính trị - kinh doanh này có hại cho tăng trưởng dài hạn của hầu hết các nền kinh tế. Người dân Mexico phải trả quá nhiều tiền cho dịch vụ điện thoại vốn nằm trong tay tỷ phú Carlos Slim. Các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Brazil, Indonesia dễ dàng bị bóp chết bởi các quy định bảo hộ độc quyền...

Vì vậy, thời gian qua, các nước Brazil, Ấn Độ, Mexico đã tăng cường luật chống độc quyền trong lĩnh vực viễn thông và truyền thông. Xu hướng mới trong cải cách kinh tế ở Trung Quốc tăng mạnh vai trò của các doanh nghiệp tư nhân và hạn chế sự can thiệp trực tiếp của chính phủ vào nền kinh tế.

Số tài sản của các tỷ phú trong những lĩnh vực độc quyền tại các thị trường đang phát triển đang giảm dần, từ 76% năm 2008 xuống còn 58% hiện nay. Đây là quá trình diễn ra khi các nền kinh tế này giàu có hơn, cơ sở hạ tầng và hàng hóa ngày càng giảm tính chất độc quyền.

Tại Trung Quốc ngày nay, doanh thu và lợi nhuận từ các lĩnh vực mở như internet cũng cao hơn so với các ngành công nghiệp được nhà nước trợ cấp. Tốc độ tăng trưởng đã chậm lại đáng kể cũng khiến nhiều nước buộc phải cải cách kinh tế, mở cửa những lĩnh vực quan trọng, điều tiết độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh, đấu thầu công khai và bán tài sản được minh bạch...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Rụt bàn tay chính phủ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO