Rio+20: Tương lai trong tay doanh nghiệp

LAM HỒNG| 26/06/2012 01:05

Trong khi các chính phủ thất bại trong việc tìm ra tiếng nói đồng thuận tìm kiếm mô hình phát triển mới, thì các công ty như Coca-Cola, Unilever lại tiến thêm một bước trong mô hình phát triển bền vững.

Rio+20: Tương lai trong tay doanh nghiệp

Trong khi các chính phủ thất bại trong việc tìm ra tiếng nói đồng thuận tìm kiếm mô hình phát triển mới, thì các công ty như Coca-Cola, Unilever lại tiến thêm một bước trong mô hình phát triển bền vững.

Đọc E-paper

Người dân lấy nước tại một giếng lớn ở làng Natwarghad, Ấn Độ

Hội nghị Rio+20 khai mạc ngày 20/6 tại Brazil, với sự tham gia của đại diện hơn 190 quốc gia, gần 100 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ.

Tên gọi Rio+20 khẳng định sự tiếp nối các lý tưởng của hội nghị thượng đỉnh về Trái đất cũng tại thành phố Rio, cách đây đúng 20 năm, nhằm cổ vũ cho mô hình phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường, chống lại nghèo đói.

Hội nghị thượng đỉnh Rio+20 năm nay được xem là “cơ hội cuối cùng” để tìm kiếm một mô hình phát triển mới mang tính toàn cầu. Hội nghị được tổ chức đúng vào lúc thế giới đang lâm vào nhiều cuộc khủng hoảng, đặc biệt là các khủng hoảng tài chính, kinh tế.

Nạn đói nghèo và nhiều tệ nạn xã hội khác có chiều hướng không giảm tại nhiều nơi trên thế giới. Mâu thuẫn xung quanh các mục đích về bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững giữa các nước, các nhóm nước là hết sức lớn...

Sau ba ngày, Hội nghị đạt được một thỏa thuận xung quanh một bản dự thảo tuyên bố chung có tên gọi “Tương lai mà chúng ta mong muốn”, dài 50 trang.

Có rất nhiều đánh giá khác nhau về bản dự thảo này, nhưng các tổ chức phi chính phủ như: văn phòng “Facteur + 4”, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Toàn cầu, Hiệp hội Greenpeace... cho rằng, hội nghị đã thất bại.

Tổng thống Pháp Francois Hollande lấy làm tiếc rằng vẫn còn quá nhiều thiếu sót vì Pháp ủng hộ chủ trương thành lập một cơ quan chuyên trách về môi trường, dưới sự điều hành của Liên Hiệp Quốc, nhưng đề nghị này đã bị bác bỏ.

Công ty liệu có thể thành công khi các chính phủ lại thất bại trong việc bảo vệ môi trường? Câu hỏi này được đặt ra nhiều lần trong Hội nghị.

Bởi vì, trong khi tuyên bố chung của Rio + 20 không làm hài lòng một ai, thì một liên minh của 24 công ty lớn, trong đó có Coca-Cola, Unilever, Nike, đã công bố một cam kết chung cho sản xuất và kinh doanh xanh, phát triển bền vững. Đây là những tập đoàn quy mô toàn cầu nên sức ảnh hưởng tới thị trường rất lớn.

Bên cạnh đó, Kimberly-Clark, nhà sản xuất giấy lớn nhất thế giới, sẽ cắt giảm sử dụng gỗ từ rừng tự nhiên bằng một nửa vào năm 2025. Aviva, một công ty bảo hiểm lớn của Anh, công bố về việc thành lập một Liên minh Báo cáo doanh nghiệp bền vững, một nhóm bao gồm các công ty quản lý tài sản của Schroder và Kleinwort Benson với hơn 2 ngàn tỷ USD trong tài sản thuộc quyền quản lý.

Mục đích của liên minh này là nhằm vận động các chính phủ gây áp lực buộc các công ty phải cung cấp báo cáo thường xuyên về hiệu suất môi trường và xã hội.

Liên minh này cũng muốn các công ty công bố dữ liệu về phát thải khí nhà kính, sử dụng nước, sự hài lòng của nhân viên (đo bằng doanh thu nhân viên gần đây) và các chỉ số khác...

Trong khi đó, 8 ngân hàng phát triển lớn nhất thế giới cho biết sẽ đầu tư 175 tỷ USD để tài trợ cho hệ thống giao thông đô thị bền vững. Các ngân hàng đầu tư vào các quỹ trong vòng 10 năm tới cho biết giao thông tốt hơn sẽ giúp thúc đẩy phát triển và bảo vệ môi trường cùng với sức khỏe công cộng.

Ông Michael Replogle, chuyên viên quốc tế về giao thông và phát triển, có mặt tại Rio de Janeiro, nhận xét: “Đây là một bước đột phá thực sự cho giao thông và phát triển bền vững.

Nó báo hiệu việc xa rời xây dựng nhiều đường sá to lớn mà chúng ta đã chứng kiến trong thập niên qua để hướng sang đầu tư nhiều hơn cho chuyên chở công cộng tại thành phố, những con đường an toàn cho người đi bộ, người đi xe đạp và hệ thống chuyên chở hàng hóa hữu hiệu hơn có thể xây dựng một nền kinh tế không ô nhiễm”.

Việc thiếu hệ thống giao thông bền vững hiện nay phải trả với một giá cao: 1,3 triệu người chết hằng năm vì tai nạn giao thông, xấp xỉ con số những người chết vì ô nhiễm không khí.

Hiện nay có một nửa dân số thế giới sống trong các thành phố và một tỷ người khác sẽ chuyển đến những thành phố trên thế giới trong vòng 20 năm tới.

Do đó, những kiểu phương tiện giao thông ảnh hưởng lên cách xây dựng thành phố sẽ tạo ra những thay đổi to lớn để thế giới của chúng ta bền vững như thế nào trong vòng 20 năm nữa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Rio+20: Tương lai trong tay doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO