Philippines: Tìm kiếm các giá trị Á Đông

ANH THƯ| 04/06/2009 02:22

Một dân tộc ảnh hưởng bởi nhiều luồng văn hóa khác nhau, nhưng đối với những doanh nghiệp Philippines, giá trị Á Đông và giá trị gia đình vẫn có những ảnh hưởng to lớn.

Philippines: Tìm kiếm các giá trị Á Đông

Một dân tộc ảnh hưởng bởi nhiều luồng văn hóa khác nhau, nhưng đối với những doanh nghiệp Philippines, giá trị Á Đông và giá trị gia đình vẫn có những ảnh hưởng to lớn.

Một góc Philippines

Để làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Manila (Philippines) phải mất đến gần 3 giờ đồng hồ. Có lẽ vì thế mà cảm giác đầu tiên về Philippines là “một đất nước khép kín”. Tuy nhiên, cảm giác này rất trái ngược khi có cơ hội tiếp xúc với những doanh nhân tại đây: tiếng Anh tốt, cởi mở và rất chân tình.

Bà Joanna Marigold Tanto, còn khá trẻ, là phó chủ tịch phụ trách marketing của Jollibee quốc tế, cho biết, tại Philippines mọi người rất cởi mở với những luồng thông tin khác nhau. Có lẽ vì vậy, bất chấp những thông tin không hay về bộ máy điều hành chính phủ dính sâu vào tham nhũng, hay cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, nhiều doanh nghiệp Philippines lại rất thành công và có quy mô rất lớn. Jolibee là một ví dụ điển hình. Tập đoàn cung cấp dịch vụ thức ăn nhanh này có tới 1.000 cửa hàng trên khắp thế giới.

Ở Việt Nam, hiện Jollibee đã có 11 cửa hàng tại TP.HCM. Nhiều người khá ngạc nhiên khi biết rằng người dân Philippines có thói quen ăn 6 bữa mỗi ngày và nhiều gia đình có xu hướng ăn ở nhà hàng, quán xá. Có lẽ vì vậy, thức ăn nhanh rất phát triển tại đây với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng, như KFC, Lotteria, Yum và Jolibee. Tuy nhiên, Jollibee hiện nay vẫn chiếm hơn 60% thị phần, với doanh thu 1 tỷ USD/năm.

Cũng như nhiều nước trong khu vực, doanh số của người Hoa chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Philippines. Trong, danh sách 10 người giàu nhất Philippines thì có tới 8 người là Hoa kiều. Tony Tan Caktiong, ông chủ của Tập đoàn Jollibee cũng là người Hoa. Vì vậy, cách hành xử trong doanh nghiệp theo hơi hướng quản trị gia đình. Jollibee được sáng lập bởi Tony Tan với tiền thân là một cửa hàng kem khiêm nhường và sau đó đã phát triển thành một thương hiệu toàn cầu. Cốt lõi thành công của tập đoàn chính là định hướng đề cao giá trị gia đình trong quản lý nhân sự.

Người Philippines xem mọi người dù cao thấp đều đáng được tôn trọng, do vậy, họ luôn đòi hỏi
người có chức vị càng cao càng phải nhún nhường và rộng lượng.

Báo Asian Wall Street Journal vinh danh Jollibee là một trong 20 nhà quản lý nhân sự hàng đầu châu Á. Tại văn phòng tổng hành dinh tại Manila có hàng trăm nhân viên. Mặc dù vậy, mọi người ứng xử với nhau như trong gia đình với các thứ bậc trên dưới và đại từ nhân xưng như “chú”, “cô” hay “bác”.

Quản trị hiện đại đang xóa dần mô hình “gia đình trị” để tạo nên giá trị dân chủ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình Jollibee đang rất thành công, nên không thể nói rằng cách quản trị kiểu gia đình của họ có vấn đề, mà ngược lại, nó đang phát huy tác dụng khi giữ vững được nền tảng giá trị của người Philippines trong guồng máy khổng lồ của mình.

Đừng bao giờ từ chối lời mời tham
gia các sự kiện xã hội, các dịp chiêu đãi, hội hè. Đây là lúc thuận tiện nhất để tranh thủ tình cảm của họ.

Chị Minh Tú, sinh viên tại Viện Nghiên cứu Xã hội Đông Nam Á (Asian Social Institute) cho rằng, hệ thống giá trị tạo ra chuẩn mực của người Philippines ảnh hưởng từ các nguồn khá đa dạng: văn hóa bản địa, Trung Hoa, Hồi giáo, Tây Ban Nha và Mỹ. Tuy nhiên, cũng như phong cách truyền thống Đông phương, người Philippines có khuynh hướng xử lý các thông tin theo cảm xúc chủ quan, hơi nghiêng về các yếu tố tình cảm.

Ở Philippines, cá nhân hành động trong mối tương quan của nhóm xã hội mà họ phụ thuộc, trong đó gia đình là quan trọng nhất. Mỗi cá nhân không bao giờ tự cho rằng họ có quyền nói tiếng nói chung cuộc khi chưa tìm được sự nhất trí của nhóm. Vì vậy, khi làm việc với các đối tác Philippines, bạn nên lưu ý tới giá trị này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Philippines: Tìm kiếm các giá trị Á Đông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO