OPEC cạn tiền vì dầu rẻ

THỤY KHA| 11/11/2015 09:26

Ngay cả các quốc gia xuất khẩu dầu lửa giàu có ở Trung Đông cũng có thể cạn tiền mặt nếu giá dầu tiếp tục rẻ như hiện nay.

OPEC cạn tiền vì dầu rẻ

Ngay cả các quốc gia xuất khẩu dầu lửa giàu có ở Trung Đông cũng có thể cạn tiền mặt nếu giá dầu tiếp tục rẻ như hiện nay.

Đọc E-paper

Tổng sản lượng dầu hiện tại của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) là 31,571 triệu thùng/ngày, mức cao nhất tính từ tháng 4/2012. Việc OPEC tiếp tục duy trì sản lượng ở mức cao còn Mỹ thu hẹp sản xuất năng lượng được cho là sẽ tạo ra một "trật tự mới" trong ngành năng lượng thế giới trong bối cảnh giá dầu thô hạ từ mức trên 100USD/thùng vào năm ngoái xuống mức khoảng 50USD/thùng vào năm nay.

Tuy nhiên, theo CNN, nếu giá dầu vẫn quanh mức 50USD một thùng, hầu hết các nước xuất khẩu dầu ở khu vực Trung Đông sẽ cạn tiền mặt trong 5 năm.

Đây là cảnh báo từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đưa ra về tình hình giá dầu giảm. Ước tính, giá dầu thấp như hiện nay sẽ khiến ít nhất 360 tỷ USD "bay hơi" khỏi các nước xuất khẩu dầu. Thặng dư ngân sách khổng lồ đang trở nên bấp bênh chuyển thành thâm hụt ngân sách khổng lồ khi giá dầu giảm xuống mức 45 USD từ đỉnh 100 USD vào năm ngoái. "Các nước xuất khẩu dầu sẽ cần phải điều chỉnh chính sách chi tiêu và thu nhập để đảm bảo tính bền vững tài chính", IMF cảnh báo.

OPEC cạn tiền vì giá dầu rẻ doanhnhansaigon

OPEC dự báo thị trường dầu hiện vẫn đang trong tình trạng dư cung và sự ổn định là tối quan trọng trong bối cảnh giá dầu đã giảm gần 60% kể từ tháng 6/2014. Giá dầu giảm sâu vào thời điểm chi tiêu tăng lên khi nhiều quốc gia trong khu vực này đang phải vật lộn với bạo lực và bất ổn tài chính.

Ả rập Saudi, nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, cần bán dầu ở mức giá trên 106 USD/thùng để cân bằng ngân sách. Vương quốc dầu mỏ này gần như không có bộ đệm tài chính đủ để tồn tại 5 năm nếu giá dầu ở mức 50 USD. Đó là lý do tại sao Ả rập Saudi đang phải huy động thêm 40 tỷ USD bằng cách bán trái phiếu hồi đầu năm nay, đồng thời ngân hàng trung ương nước này cũng thu về 70 tỷ USD từ các công ty quản lý tài sản như BlackRock (BLK) trong 6 tháng qua.

Capital Economics ước tính, sau nhiều năm thặng dư lớn, thâm hụt tài khoản vãng lai của Ả rập Saudi dự kiến tăng đến 20% GDP năm nay. Lượng tiền mặt của nước này vẫn còn khoảng 700 tỷ USD nhưng đang bị thâm hụt nhanh chóng. Sản lượng dầu năm 2016 của Ả rập Saudi ước tính ở mức 10,226 triệu thùng/ngày.

Tình thế buộc vương quốc giàu có này phải cắt giảm chi tiêu. "Trong tình hình an ninh khu vực và trong nước không ổn định, nếu cắt giảm chi tiêu quân sự hay phúc lợi xã hội là một canh bạc chính trị”, Henry Smith, Phó giám đốc Công ty Tư vấn kiểm soát rủi ro có trụ sở tại Dubai, cho biết. Công ty này cũng cho biết, các dự án chi tiêu lớn của Ả rập Saudi đã bị giám sát chặt chẽ hơn.

Trong khi đó, theo ước tính của IMF, nguồn tài chính của Iran có thể cầm cự với giá dầu giá rẻ trong khoảng 10 năm. Đó là một viễn cảnh màu hồng so với các nước láng giềng nhưng vẫn chưa chắc chắn khi Iran đứng trước lệnh trừng phạt kinh tế từ các nước phương Tây. Còn Iraq hầu như không có bộ đệm tài chính và đang phải vật lộn với cuộc xung đột cũng như sự đe dọa của lực lượng IS. "Bạo lực ngày càng ảnh hưởng xấu đến niềm tin và kỳ vọng về kinh tế nước này", IMF cảnh báo. Iraq thậm chí sẽ vẫn tiếp tục khai thác dầu ở mức cao kỷ lục 4,143 triệu thùng/ngày. Bahrain cũng đang chịu áp lực lớn về tài chính với rất nhiều khoản nợ và thâm hụt ngân sách trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, một số ít các nước có vị trí tốt để đối mặt với những "cơn bão" do giá dầu giảm gây ra. Ả rập Thống nhất, Kuwait và Qatar có thể tồn tại nhiều thập kỷ với giá dầu ở mức 50 USD. Ba nước này đã tích lũy tài chính để cân bằng ngân sách trong nước, dự phòng cho khó khăn. IMF cho biết, UAE có bộ đệm tài chính đủ để chịu được giá dầu 50 USD trong gần 30 năm. Qatar và Kuwait có thể duy trì dầu giá rẻ trong gần 25 năm.

>OPEC - nội chiến giá dầu ngày càng khốc liệt

>Mỹ và Iran: “Ai vung gậy, ai dâng cà rốt”?

>Thế giới đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo

>Mồi lửa phát hỏa giá dầu 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
OPEC cạn tiền vì dầu rẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO