Những bà mẹ trẻ con ở Nam Á

LÊ CẨN/DNSGCT| 10/08/2014 07:02

Theo những số liệu do Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) vừa công bố, trên thế giới mỗi năm hiện có gần 7,3 triệu thanh thiếu nữ tuổi 13-19 tuổi mang thai, trong số đó có đến 2 triệu em từ 14 tuổi trở xuống.

Những bà mẹ trẻ con ở Nam Á

Theo những số liệu do Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) vừa công bố, trên thế giới mỗi năm hiện có gần 7,3 triệu thanh thiếu nữ tuổi 13-19 tuổi mang thai, trong số đó có đến 2 triệu em từ 14 tuổi trở xuống.

Đọc E-paper

Những dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy một khía cạnh khác: số thai nhi chết trong bụng mẹ và số trẻ em sơ sinh tử vong từ những bà mẹ tuổi vị thành niên cao hơn 50% so với các trẻ cùng tình trạng của các bà mẹ trong độ tuổi 20-29 tuổi. Ở những bà mẹ vị thành niên, số trẻ sống sót cũng có thể trọng thấp hơn và sự phát triển tâm thần cũng kém hơn so với con của các bà mẹ trong độ tuổi 20.

Nam Á là khu vực mà tệ nạn các thiếu nữ vị thành niên lấy chồng, sinh con dưới 20 tuổi nhiều nhất thế giới. Một trong những nước nổi bật là Bangladesh, ở đó cứ ba cô gái thì có một cô lấy chồng ở tuổi 15 và cứ 10 em gái vị thành niên thì có một em sinh con ở tuổi này.

Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn không chỉ diễn ra với các cô gái, mà tại Nam Á, các chàng trai vị thành niên cũng lấy vợ rất sớm. Tại Pakistan chẳng hạn, cứ 100 thanh thiếu niên thì có bảy em trai lấy vợ trước tuổi pháp định!

Bình luận về những nguyên nhân của tệ nạn này, các nhà phân tích đề cập trước tiên đến những cuộc hứa hẹn qua lại của các bậc cha mẹ ngay cả khi con gái họ chưa ra đời, việc sử dụng chuyện gả con như một phương cách thanh toán nợ nần… vốn là tập quán của các cộng đồng cư dân còn sống trong sự lạc hậu tinh thần của những xã hội đang phát triển.

Tại miền Nam bang Punjab của Ấn Độ, một cô gái bất luận ở tuổi nào, khi đã đủ sức nâng một bình nước đầy lên đầu và đội đi là đã đủ “tư cách” để lấy chồng rồi. Nhiều gia đình nghèo và quen với thói tục trọng nam khinh nữ đã coi con gái là một gánh nặng nên muốn tống khứ con ra khỏi nhà càng sớm càng tốt. Nhưng nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính là sự thiếu một nền giáo dục phù hợp trong những cộng đồng dân cư nghèo.

Theo tiến sĩ Farid Midhet, người đứng đầu Chương trình Kết hợp Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (MCHIP) của Cơ quan Viện trợ Mỹ (USAID) ở Pakistan, có một sự liên hê chặt chẽ giữa sự mang thai của các bà mẹ vị thành niên với tình trạng thất học của lứa tuổi này. Điều đó không chỉ có dẫn đến chuyện họ mang thai sớm, mà còn làm dân số tăng nhanh, số trẻ sơ sinh chết non nhiều hơn, những trẻ sống sót được dễ trở thành gánh nặng cho xã hội.

Một trong những giải pháp căn cơ nhất là cần phải có một chiến lược toàn cầu giúp cho các thiếu nữ trong độ tuổi vị thành niên có cơ hội cắp sách đến trường, tiếp thu những kiến thức cơ bản về y học, đặc biệt là về sức khỏe sinh sản. Nhận thức về những thói tục lạc hậu của các xã hội đang phát triển cũng là một trong những bước đi không thể thiếu trong quá trình cải thiện vấn đề hôn nhân và sinh sản của lứa tuổi vị thành niên, điều này cần có sự góp sức của các xã hội tiến bộ trên thế giới.

>Thất học, tảo hôn, nội tộc hôn và những hệ lụy

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Những bà mẹ trẻ con ở Nam Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO