Nguy cơ suy thoái kép

16/08/2010 06:42

Mặc dù nhiều chuyên gia kinh tế gần đây dự báo về sự phục hồi kinh tế theo hình chữ V, nhưng những mối lo ngại về một cuộc suy thoái kép đang tăng cao.

Nguy cơ suy thoái kép

Mặc dù nhiều chuyên gia kinh tế gần đây dự báo về sự phục hồi kinh tế theo hình chữ V, nhưng những mối lo ngại về một cuộc suy thoái kép đang tăng cao.

Ông Nouriel Roubini, Chủ tịch Roubini Global Economics, mới đây cho rằng, khả năng cuộc suy thoái toàn cầu sẽ tăng cao trong nửa cuối năm 2010. Đối với Nhật và châu Âu, việc tránh bị suy thoái kép là rất khó. Còn Lawrence Summers, cố vấn kinh tế trưởng cho Tổng thống Barack Obama, cho rằng, các nền kinh tế hàng đầu thế giới đang ở trong tình trạng gần như rơi vào bẫy thanh khoản, hàm ý rằng các nền kinh tế lớn đang suy yếu đến nỗi mức lãi suất cơ bản thấp hơn và các công cụ tiền tệ khác cũng trở nên không mấy tác dụng.

Mặc cho những mối lo ngại về một cuộc suy thoái kép, đa phần các chuyên gia kinh tế đều dự báo sự phục hồi sẽ tiếp tục diễn ra nhưng sẽ chậm lại trong nửa sau năm 2010.

Phục hồi mong manh

Một kết quả thanh tra lạc quan cũng không thể đảm bảo các điều kiện tín dụng sẽ được nới lỏng hơn và tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ nhanh hơn.

Các chuyên gia kinh tế chỉ có thể đưa ra các dự báo trong ngắn hạn, còn về tầm nhìn xa hơn thế thì hầu như họ chưa dám khẳng định điều gì.

Thậm chí, những cuộc thanh tra các tổ chức tài chính cũng không thể đảm bảo sự hồi phục của hoạt động cho vay ngân hàng. Mục đích của cuộc sát hạch tài chính 91 ngân hàng châu Âu cuối tháng 7 vừa qua là nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho “chủ nợ tương lai” của các ngân hàng. Do không thể chắc chắn về chất lượng các tài sản nằm trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, nên các tổ chức cấp vốn cho các ngân hàng đòi mức lãi suất cho vay cao hơn. Còn nhớ giữa lúc khủng hoảng tài chính 2008, do mức lãi suất cho vay quá cao khiến kênh cấp vốn cho các ngân hàng bị siết chặt, hoạt động cho vay ra nền kinh tế bị bóp nghẹt và làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng.

Nhằm ngăn cản một vòng luẩn quẩn tương tự, theo chuyên gia phân tích Peter Westaway thuộc Ngân hàng Đầu tư Nomura của Nhật, một kết quả thanh tra khả quan có thể khơi thông dòng vốn cho các ngân hàng, qua đó tạo điều kiện cho sự phục hồi kinh tế tại châu Âu.

Tuy nhiên, vấn đề là kết quả thanh tra lạc quan cũng không thể đảm bảo các điều kiện tín dụng sẽ được nới lỏng hơn và tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ nhanh hơn. Cuộc thanh tra sức khỏe của các ngân hàng Mỹ vào mùa xuân năm 2009 (kết quả là có 10 trong số 19 ngân hàng không qua được cuộc sát hạch) đã cho thấy rõ điều đó.

Ông Ben Bernanke, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, từng phát biểu hồi tháng 5 rằng: “Bằng cách đặt ra các chỉ tiêu tài chính tham vọng, chúng tôi hy vọng thúc đẩy nhanh sự hồi phục hoạt động cho vay. Rõ ràng là đến nay, mục tiêu đó vẫn chưa thực hiện được khi hoạt động cho vay ngân hàng tiếp tục giảm và các điều kiện cho vay vẫn siết chặt”.

Chuyên gia phân tích Michael Hanson thuộc Bank of America Merrill Lynch, nhận định: “Chỉ cuộc kiểm tra sức khỏe ngân hàng không thôi thì sẽ không đủ sức kích thích cho vay. Nó không thể khởi động nền kinh tế và không giải quyết được khủng hoảng tài chính”.

4 mối đe dọa

Các chuyên gia kinh tế chỉ có thể đưa ra các dự báo trong ngắn hạn, còn về tầm nhìn xa hơn thế thì hầu như họ chưa dám khẳng định điều gì.

Vậy điều gì có thể gây ra cuộc suy thoái kép trên thế giới? Đó là sự tụt giảm về niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng, sự chấm dứt của những yếu tố hỗ trợ thị trường trong tạm thời, một cuộc khủng hoảng mới đột ngột xảy ra và phản ứng tiêu cực đối với chính sách “thắt lưng buộc bụng” của chính phủ các nước.

Thứ nhất là mối lo ngại về việc niềm tin sản xuất và tiêu dùng đang giảm xuống. Các chỉ số đầu tư của doanh nghiệp trong cả khu vực dịch vụ và sản xuất đã giảm xuống trong tháng 5, từ mức đỉnh của tháng 4 do các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các đơn đặt hàng mới giảm.

Các mức giảm này tiếp tục kéo dài trong tháng 6, tuy nhiên, điều may mắn là kết quả kiểm tra ngân hàng châu Âu vào tháng 7 đã phần nào vực dậy niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Dấu hiệu đáng mừng khác là mặc dù các hộ gia đình tại các quốc gia bị suy thoái tác động đã tiết kiệm nhiều hơn so với trước khủng hoảng, nhưng tỉ lệ tiết kiệm đã ngừng tăng lên.

Mối lo thứ hai là các yếu tố hỗ trợ thị trường tạm thời (như sự tăng lên của lượng hàng trong kho các doanh nghiệp) sẽ chấm dứt. Do Mỹ dựa vào các mức thay đổi trong hàng tồn kho của doanh nghiệp để tính toán sự tăng trưởng nền kinh tế 2 quý vừa qua, nên ông Bernanke đã tỏ ra lo ngại khi các yếu tố hỗ trợ chấm dứt.

Tuy nhiên, chuyên gia phân tích Julian Jessop thuộc Capital Economics cho rằng: “Sự phục hồi tại Mỹ và Trung Quốc sẽ chậm lại với tốc độ tăng trưởng bền vững hơn chứ không hẳn là dừng lại hoàn toàn”. Tuy nhiên, sự chậm lại này sẽ không dẫn đến suy thoái kép. Tại Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại còn 10,3% trong quý II từ mức 11,9% của quý I. Điều này “giúp tránh sự tăng nhiệt quá nóng và hỗ trợ cho sự chuyển đổi mô hình kinh tế của chúng tôi”, ông Sheng Laiyun, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, nhận định.

Nếu 1 trong số 4 rủi ro trở nên bớt nguy hiểm hơn và niềm tin vào doanh nghiệp và tiêu dùng được duy trì, viễn cảnh kinh tế trong những năm tiếp theo sẽ không quá bi quan. Còn hiện tại, không ai chắc chắn các dấu hiệu lạc quan có thể tiếp tục duy trì

Mối lo thứ ba là rủi ro một cuộc khủng hoảng mới đột ngột xảy ra, có nguyên nhân từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF cho rằng, những xáo trộn gần đây trên thị trường đã phủ một bóng mây lên triển vọng của nền kinh tế. Và nếu niềm tin và sự tăng trưởng sụp đổ tại châu Âu thì làn sóng tiêu cực lan sang các khu vực khác có thể sẽ kéo dài do mối liên hệ giữa các thị trường tài chính thế giới.

Mặc dù nhiều chuyên gia kinh tế gần đây dự báo về sự phục hồi kinh tế theo hình chữ V, nhưng những mối lo ngại về một cuộc suy thoái kép đang tăng cao.

Một điều may mắn là những nỗ lực cứu nguy tài chính của chính phủ các nước châu Âu đến nay đã ngăn một nguy cơ khủng hoảng trên quy mô rộng. Chuyên gia phân tích thuộc Bank of America Merrill Lynch cho rằng: “Hy Lạp đang cho thấy sự cải thiện về năng lực tài chính khá ấn tượng. Tây Ban Nha dường như đã qua giai đoạn nguy hiểm”.

Mối lo thứ tư là tác dụng phụ của các chính sách cắt giảm chi tiêu của chính phủ các nước. Chính phủ nhiều nước đã và đang áp dụng chính sách thắt chặt kể từ cuộc khủng hoảng châu Âu vào tháng 5, tạo ra thêm một lực cản giữa lúc các nền kinh tế đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại. IMF lo ngại: Hầu hết các nền kinh tế phát triển không cần thắt chặt chi tiêu trước năm 2011 vì việc đó có thể làm xói mòn sự phục hồi mỏng manh của nền kinh tế toàn cầu, nhưng cũng không nên gia tăng các gói kích thích.

Như vậy, nếu một trong số 4 rủi ro trên trở nên bớt nguy hiểm, niềm tin vào doanh nghiệp và tiêu dùng được duy trì, viễn cảnh kinh tế những năm tiếp theo sẽ không quá bi quan. Còn hiện tại, không nhà kinh tế nào chắc chắn rằng các dấu hiệu lạc quan có tiếp tục duy trì hay không.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nguy cơ suy thoái kép
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO