Nghịch cảnh người giàu

HÀ CÚC| 14/11/2013 01:02

Ngân hàng Trung ương tại các nền kinh tế phát triển thường cố giảm thiểu lạm phát cao trong những năm 1980. Nghịch cảnh đã diễn ra với họ lúc này là lạm phát lại đang quá thấp.

Nghịch cảnh người giàu

Ngân hàng Trung ương tại các nền kinh tế phát triển thường cố giảm thiểu lạm phát cao trong những năm 1980. Nghịch cảnh đã diễn ra với họ lúc này là lạm phát lại đang quá thấp.

Đọc E-paper

Tỷ lệ lạm phát trung bình trong các nền kinh tế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là 1,5%, giảm so với mức 2,2% trong năm 2012 và thấp hơn mục tiêu chính thức (thường là 2% hoặc dưới). Tình hình nguy hiểm nhất đang diễn ra trong khu vực đồng Euro: lạm phát giá tiêu dùng hằng năm chỉ là 0,7% trong tháng 10, giảm từ 2,5% một năm trước đây.

Ở Mỹ, tỷ lệ lạm phát trong tháng 9 là 1,2 %, giảm so với 2% trong tháng 7. Ông Ian Shepherdson, nhà kinh tế trưởng của Hãng High Frequency Economics (Mỹ), cảnh báo giảm phát đang đến gần với tốc độ nhanh đáng lo ngại, và kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ giảm phát trong năm tới. Chỉ có một nền kinh tế trong nhóm các nước giàu có giá cả đang tăng là Anh, nơi mà lạm phát tổng thể là 2,7%.

> Lạm phát đe dọa tăng trưởng tại châu Á
> Kinh tế châu Á phục hồi trong nỗi lo lạm phát
> Lạm phát tại Ấn Độ vượt 10%
> Lạm phát Trung Quốc cao kỷ lục
> Trung Quốc quyết tâm kiềm chế lạm phát

> IMF: Việt Nam cần chú ý đến kiềm chế lạm phát
> Châu Á quay cuồng trong lạm phát

Sự nguy hiểm rõ ràng nhất của lạm phát quá thấp là nguy cơ các nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát hoàn toàn. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, giảm phát gây thiệt hại cho các nền kinh tế yếu với các khoản nợ cao. Một khi người dân còn mong đợi giá tiếp tục giảm, họ sẽ không mua hàng và điều này sẽ làm suy yếu nền kinh tế hơn nữa.

Lạm phát cực thấp có xu hướng đi với một nền kinh tế suy yếu và thất nghiệp cao hơn mức cần thiết: tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ là 7,2%, Pháp 11,1% và Tây Ban Nha 26,6%. Nó cũng có nghĩa là thu nhập danh nghĩa tăng chậm hơn nếu giá tăng nhanh hơn. Điều này khiến các khoản nợ chính phủ và nợ gia đình khó trả hơn. Và lạm phát thấp gây khó khăn hơn cho các nền kinh tế kém cạnh tranh trong một loại tiền tệ duy nhất để điều chỉnh tiền lương tương đối. Với tỷ lệ lạm phát của Đức khoảng 1,3%, các doanh nghiệp Ý và Tây Ban Nha cần phải cắt giảm lương ngay để cạnh tranh với các nhà máy của Đức.

Hơn nữa, lạm phát quá thấp sẽ làm suy yếu khả năng chống chọi với suy thoái kinh tế khác. Thông thường, trong một giai đoạn tăng trưởng, các ngân hàng sẽ tăng lãi suất. Nhưng lãi suất chính sách gần bằng 0 và ngân hàng trung ương phụ thuộc vào các biện pháp "đặc biệt" để nới lỏng chính sách tiền tệ, đặc biệt là "nới lỏng định lượng" (in tiền để mua trái phiếu) và "hướng dẫn phía trước" (hứa hẹn sẽ giữ mức lãi suất thấp trong thời gian dài để chống đỡ sự mong đợi của người dân về lạm phát trong tương lai). Nên nền kinh tế rơi trở lại vào suy thoái, các ngân hàng trung ương sẽ thấy mình bất lực.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát thấp có thể là thành tích đáng tự hào nhất của ngân hàng trung ương nhưng nó đi kèm với rủi ro kinh tế. Sự ổn định kinh tế của thời kỳ trước khủng hoảng có thể đã thúc đẩy việc vay vượt quá dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính. Và trong năm 2012, IMF cho thấy, kiềm chế lạm phát có thể làm tăng sự bất bình đẳng thu nhập vì đồng lương bị "nén" trong khi cho phép giá tài sản tăng cao.

Đáng lý ra, trước tình trạng giảm phát, họ cần phải hành động sớm và kiên quyết hơn nhằm chống lại suy thoái kinh tế. Và khi lạm phát không còn là một chỉ số đáng tin cậy, cần phải tìm một chỉ số khác để giữ cho nền kinh tế không quá nóng hoặc quá lạnh. Diễn biến mới nhất là Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vừa hạ lãi suất cơ bản xuống thấp kỷ lục sau khi lạm phát giảm mạnh, xuống chậm nhất trong 4 năm, đe dọa mục tiêu giữ ổn định giá cả của tổ chức này.

Theo Bloomberg, ECB quyết định hạ lãi suất tái cấp vốn chủ chốt thêm một phần tư điểm phần trăm xuống 0,25%. Hiện ECB đã cắt giảm lãi suất xuống tới gần 0, tăng khả năng sử dụng các công cụ đặc biệt như nới lỏng định lượng hay một lãi suất tiền gửi âm nếu giá cả giảm sâu hơn hay hồi phục kinh tế chững lại. Lạm phát trong khu vực đồng euro hiện chưa bằng một nửa mục tiêu của ECB và tỷ lệ thất nghiệp của khu vực này đang ở mức cao nhất kể từ khi hình thành liên minh năm 1999.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nghịch cảnh người giàu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO