Ngành dệt may Campuchia có khủng hoảng?

LAM HỒNG| 09/01/2014 04:38

Cuộc đình công nghiêm trọng nhất đang đẩy ngành dệt may Campuchia vào bế tắc.

Ngành dệt may Campuchia có khủng hoảng?

Cuộc đình công nghiêm trọng nhất đang đẩy ngành dệt may Campuchia vào bế tắc.

Đọc E-paper

Ngành dệt may Campuchia có khủng hoảng?

Hàng chục ngàn công nhân trong lĩnh vực may mặc của Campuchia đã bắt đầu biểu tình vào ngày 24/12/2013, kêu gọi tăngmức lương tối thiểu hằng tháng lên 160 USD, gần gấp đôi mức lương tối thiểu hiện tại và cao hơn số tiền do chính phủ đề xuất. Các công nhân tham gia biểu tình phàn nàn rằng lạm phát đã khiến mức thu nhập hiện tại của họ không kham nổi chi phí sinh hoạt hằng ngày, ngay cả khi phải làm thêm giờ.

> Ấn tượng Campuchia
> Nghiên cứu về bán lẻ ở Campuchia
> Campuchia đâu chỉ có Angkor
> Có một Angkor khác ở Campuchia
> Việt Nam sẽ mở mới cửa khẩu đường sắt đi Campuchia

Lần gần đây nhất, Campuchia tăng lương tối thiểu cho ngành dệt may là vào tháng 5/2013, lên mức 80 USD/tháng từ 66 USD/tháng trước đó, mức tăng mạnh nhất trong hơn một thập niên. Giới chức công đoàn ngành dệt may Campuchia ước tính, có khoảng 300.000 công nhân tham gia vào cuộc đình công lớn lần này, diễn ra trong bối cảnh Đảng Cứu quốc đối lập của Campuchia tiếp tục phản đối kết quả của cuộc bầu cử quốc hội diễn ra hồi tháng 7/2013, kêu gọi Thủ tướng Hun Sen từ chức hoặc tổ chức một cuộc bầu cử khác.

Vì thế, mức độ căng thẳng của cuộc đình công không chỉ dừng lại ở việc đòi tăng lương. Chính quyền ra lệnh công nhân trở lại làm việc nhưng người đình công từ chối cho đến khi nhu cầu lương của họ được đáp ứng. Campuchia có tổng sản phẩm quốc nội hằng năm là 14 tỷ USD, trong đó, ngành công nghiệp dệt may chiếm hơn 5 tỷ USD.

Với tốc độ tăng trưởng 22% trong 11 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước, ngành dệt may được xem là chiếc phao cứu hộ cho nền kinh tế của nước này. Tuy nhiên, phần đông giới chủ ở Campuchia là người nước ngoài. Họ đã chứng kiến công việc làm ăn tiến triển tốt nhờ sự kết hợp giữa lương thấp và việc chính phủ khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân. Cùng với sự leo thang của giá cả, độ chênh lệch giữa mức lương và mức sống ngày càng lớn khiến giới công nhân bất bình.

Năm 2013 có ít nhất 131 cuộc đình công liên quan đến 559 nhà máy sản xuất quần áo và giày dép cho các thương hiệu bao gồm Nike, Adidas, Puma và Gap. Một đại diện của Hiệp hội Các nhà sản xuất hàng may mặc Campuchia (GMAC) ước tính các nhà máy tạm dừng hoạt động có thể gây thiệt hại 30.000 USD mỗi ngày. Các chuyên gia kinh tế lo ngại, nếu cuộc đình công hiện nay tiếp tục kéo dài, kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Campuchia có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Theo dự báo,GDP của Campuchia tăng trưởng 7% trong năm nay. Trongnăm 2012, xuất khẩu dệt may của quốc gia này sang châu Âu đã đạt 1,217 tỷ USD, nằm ở vị trí thứ 9 trong số các nhà cung ứng hàng dệt may cho châu Âu. Với 2,534 tỷ USD trong xuất khẩu dệt may sangHoa Kỳ trong năm 2012, Campuchia là nhà cung ứng số 7 của Hoa Kỳ. Ken Loo, Tổng thư ký GMAC cho rằng, với mức lương thấp cùng điều kiện tiếp cận thị trường tốt là lý do các nhà sản xuất sẽ tiếp tục vào quốc gia này để đầu tư. Campuchia cần giảm bớt các cuộc đình công sai luật để thu hút các nhà đầu tư hơn nữa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ngành dệt may Campuchia có khủng hoảng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO