New York: Thung lũng mới của công nghệ

PHẠM TÂM| 22/11/2013 09:10

Vụ thâu tóm mới đây của Yahoo! với công ty công nghệ trẻ Tumblr với trị giá 1,1 tỷ USD đã khẳng định vai trò của điểm đến mới New York cho những công ty mới thành lập.

New York: Thung lũng mới của công nghệ

Vụ thâu tóm mới đây của Yahoo! với công ty công nghệ trẻ Tumblr với trị giá 1,1 tỷ USD đã khẳng định vai trò của điểm đến mới New York cho những công ty mới thành lập.

Cựu Thị trưởng New York Bloomberg khai trương một công ty công nghệ

Sự đa dạng của nền kinh tế New York là ưu điểm lớn, và cũng chính là nhược điểm của thành phố này. Ít ai biết rằng, sự ôm đồm chính là nguyên nhân khiến New York mất dần lợi thế hàng đầu của nó. New York từng là trung tâm của ngành công nghiệp phim ảnh, nhưng cuối cùng ngành này lại chọn Los Angeles làm thủ phủ, đơn giản vì chi phí bất động sản rẻ hơn. New York cũng từng là trung tâm của ngành quảng cáo, nhưng Chicago và London mới là các thành phố dẫn đầu về công nghiệp quảng cáo hiện nay.

Rất nhiều sự kiện trong quá khứ cho thấy, New York tạo ra một ngành công nghiệp, một ngành kinh tế, nhưng rồi mỗi ngành này lại chọn những địa phương tối ưu để phát triển dựa theo các đặc điểm tự nhiên riêng biệt của ngành. New York đã từng được chọn là thủ phủ chính trị, nhưng rồi Washington mới trở thành thủ đô của Hoa Kỳ. Ngành dầu mỏ, từng được hợp nhất bởi Rockefeller tại New York, bây giờ được phát triển ở Houston. Ngành thép, từng được dẫn dầu bởi Carnegie cũng ở New York, hiện tại đang tập trung ở Pittsburg.

Nhưng có hai vấn đề mà New York mãi giữ cho riêng nó, đó là nguồn vốn và tầm ảnh hưởng từ các nhà đầu tư sành sỏi có quan hệ rộng. Luồng tiền từ khắp nơi đổ về New York và từ New York lại được phân phối rộng rãi tới các ngành, các địa phương không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn là khắp nơi trên thế giới. Thông qua các kênh phân phối này, New York khẳng định tầm kiểm soát và ảnh hưởng lớn của mình đến mọi ngành nghề kinh tế. Thực tế là mặc dù lực lượng lao động tập trung phần lớn ở Silicon Valley nhưng các luồng vốn, luồng tiền của họ vẫn không thể không thông qua New York.

> Mark Zuckerberg, chàng trai vàng của ngành công nghệ
> Yoshikazu Tanaka, tỷ phú công nghệ trẻ nhất Nhật Bản
> Đài Loan: Công xưởng công nghệ cao
> Người “lái đò” công nghệ

Các nhà lãnh đạo cao cấp của ngành công nghệ ngồi ở California thật đấy, nhưng tiền đầu tư cho các vị lại đến từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có các quỹ đặt trụ sở tại New York. Vì vậy, New York đang rót tiền cho Silicon Valley và ít nhiều có tác động đến ngành công nghiệp này chứ không phải đứng sau Silicon Valley như người ta vẫn nghĩ.

Hiện nay số lượng nhân lực công nghệ cao làm việc tại New York đang ngày một gia tăng. Họ tham gia sáng tạo và quản lý các sản phẩm tài chính ngày một phức tạp. Từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, đội ngũ lập trình viên và sau này là quản trị mạng đã bắt đầu trở thành một phần không thể thiếu trong lực lượng lao động dồi dào của thành phố New York. Hiện nay, 262.000 lao động đang làm việc tại New York thuộc ngành công nghệ cao, với quỹ lương đạt 30 tỷ USD một năm.

Cựu Thị trưởng thành phố New York, tỷ phú Michael Bloomberg, không giấu tham vọng đưa New York vượt lên Silicon Valley. Trong một tham luận tại Hội nghị IBM Think 2011, bàn về luồng vốn đầu tư mạo hiểm cho các công ty công nghê mới được rót về các địa phương, ông nói: "Chúng tôi không thể xếp thứ hai, đây là New York".

Trong kế hoạch phát triển tham vọng của mình, được nhen nhóm từ năm 1995, Bloomberg đã xây dựng trung tâm công nghệ triển vọng ngay tại thành phố New York với sự hỗ trợ về mặt nghiên cứu từ một trườngđđại học hàng đầu. Dự án này mang tên Silicon Alley, được kỳ vọng có thể cạnh tranh trong tương lai gần với Silicon Valley, và trường đại học hàng đầu, được một số hãng tin đề cập là Stanford. Trường sẽ liên kết hợp tác với trường đại học địa phương là Đại học New York để phát triển nghiên cứu công nghệ.

Trong tầm nhìn nhằm xây dựng thành phố thông minh, New York cũng xây dựng nền tảng cho phép công dân của thành phố truy nhập bản đồ tiện ích, cơ hội nghề nghiệp và tương tác. Trong giai đoạn 2007 - 2011, đầu tư mạo hiểm đã tăng 32% giá trị giao dịch, từ năm 2008, 12 dự án đã được thành phố chú trọng phát triển và áp dụng trong các lĩnh vực giải trí, truyền thông kỹ thuật số, y tế và quản lý nguồn nhân lực.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
New York: Thung lũng mới của công nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO