Monsanto, TPP và sự thống trị lương thực toàn cầu

04/12/2013 09:07

Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vào cuối thập niên 1970 đã nói: “Nếu bạn khống chế dầu mỏ, thì sẽ khống chế tất cả các nước; nếu bạn khống chế lương thực, thì sẽ không chế tất cả mọi người”.

Monsanto, TPP và sự thống trị lương thực toàn cầu

Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vào cuối thập niên 1970 đã nói: “Nếu bạn khống chế dầu mỏ, thì sẽ khống chế tất cả các nước; nếu bạn khống chế lương thực, thì sẽ không chế tất cả mọi người”.

Kiểm soát thực phẩm toàn cầu gần như đã đạt được bằng cách giảm sự đa dạng hạt giống thông qua hạt giống biến đổi gen được phân phối chỉ bởi một vài công ty xuyên quốc gia. Nếu hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP) được thông qua, chúng ta sẽ đối mặt với thực trạng không chỉ thực phẩm mà cả sức khoẻ, môi trường và hệ thống tài chính của chúng ta sẽ có khả năng rơi vào tay những công ty xuyên quốc gia như tập đoàn hoá chất Monsanto (Mỹ).

Theo một cuộc phỏng vấn của Acres USA với nhà bệnh thực vật học Don Huber, GS danh dự đại học Purdue (Mỹ), hai đặc điểm của loại cây trồng biến đổi gen (GMO) là tính kháng côn trùng và kháng thuốc diệt cỏ gốc glyphosate.

Thường được gọi là Roundup theo tên sản phẩm bán chạy nhất của Monsanto, glyphosate gây ngộ độc mọi thứ trên đường đi của nó ngoại trừ cây trồng biến đổi gen.

Lợi nhuận trên cả dân số

Được sử dụng khắp thế giới, glyphosate là thuốc diệt cỏ phổ rộng huỷ hoại không phân biệt, không chỉ trực tiếp diệt cây trồng mà cả các dưỡng chất chính yếu.

Thuốc được bán như một thay thế nhẹ nhàng cho các loại thuốc diệt cỏ gốc dioxin gây hại trước kia, nhờ thủ thuật che đậy các dữ liệu thực nghiệm chứng minh glyphosate và thực phẩm GMO kết hợp với nó nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khoẻ, có thể giết chết tế bào phôi thai, nhau thai và dây rốn. Nhưng những nguy cơ ấy được tuỳ tiện bỏ qua.

Việc sử dụng rộng rãi thực phẩm GMO và chất diệt cỏ glyphosate giúp giải thích sự bất thường khi nước Mỹ chi gấp đôi cho việc chăm sóc sức khoẻ dân số tính theo đầu người so với mức trung bình của các nước phát triển.

Ngược lại, trong các nước gồm Thuỵ Sĩ, Úc, Áo, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Đức, Hungaria, Luxembourg, Hy Lạp, Bulgaria, Balan, Ý, Mexico và Nga – GMO bị cấm hoàn toàn hoặc một phần, và khoảng 60 nước khác có những hạn chế đáng kể về GMO.

Việc cấm sử dụng GMO và glyphosate có thể cải thiện sức khoẻ của người Mỹ. Nhưng TPP, một hiệp ước thương mại toàn cầu mà chính quyền Obama đang thúc đẩy, có thể ngăn chặn cách tiếp cận nhằm vào nguyên do đối với khủng hoảng sức khoẻ.

Tác dụng xảo quyệt của Roundup

Các loại cây trồng kháng Roundup thoát chết bởi glyphosate, nhưng không tránh được việc hấp thụ nó vào các mô của chúng. Các loại cây trồng “chịu” thuốc diệt cỏ về bản chất chứa dư lượng thuốc diệt cỏ cao hơn các loại cây trồng khác.

Thực vậy, nhiều nước đã phải tăng nồng độ cho phép – gấp 50 lần – nhằm hợp thức hoá việc ra đời cây trồng biến đổi gen. Ở EU, dư lượng trong thực phẩm tăng 100 – 150 lần nếu một đề xuất mới của Monsanto được chấp thuận.

Trong khi đó, những “siêu hạt giống” chịu được thuốc diệt cỏ đã thích nghi với hoá chất, đòi phải có liều lượng cao hơn nữa và những độc chất mới để diệt cây.

Các enzym của con người khi bị tác động bởi glyphosate giảm khả năng hấp thụ mangan và các khoáng chất cần thiết giúp chuyển hoá thực phẩm – điều đó giải thích dịch béo phì tràn lan ở Mỹ.

Theo các nhà nghiên cứu Samsell và Seneff (tháng 4/2013): “Ức chế các enzym cytochrome P450 (CYP) do glyphosate gây ra là một thành phần bị bỏ qua về độc tính của nó đối với loài hữu nhũ. Các enzym CYP giữ vai trò rất quan trọng trong sinh học… Hậu quả bao gồm rối loạn tiêu hoá, béo phì, đái tháo đường, bệnh tim, trầm cảm, tự kỷ, vô sinh, ung thư và bệnh Alzheimer”.

Hơn 40 chứng bệnh có liên quan đến sử dụng glyphosate, thậm chí nhiều hơn nữa đang xuất hiện. Tháng 9/2013, đại học Quốc gia Rio Cuarto (Argentina) công bố nghiên cứu phát hiện glyphosate giúp nâng cao sự tăng trưởng của nấm sản sinh ra aflatoxin B1, một trong những chất gây ung thư nhất. Sự tăng trưởng của nấm đã tăng mạnh đáng kể trong cây bắp ở Mỹ.

Một bác sĩ ở Chaco, Argentina, nói với hãng tin AP: “Chúng ta trải qua từ một dân số khá lành mạnh đến một dân số với tỷ lệ ung thư cao, dị tật bẩm sinh và các bệnh hiếm khi thấy được trước đây”. Glyphosate cũng huỷ hoại trầm trọng đối với môi trường.

Theo một báo cáo hồi tháng 10/2012 của viện Khoa học về xã hội (Mỹ): “Ngành kinh doanh nông nghiệp cho rằng glyphosate và cây trồng chịu được glyphosate sẽ cải thiện năng suất, làm tăng lợi nhuận của nông dân và có lợi cho môi trường nhờ giảm thuốc diệt sâu rầy.

Chính xác là ngược lại: thuốc diệt cỏ glyphosate và cây trồng chịu được glyphosate đã gây ra những hiệu ứng tai hại trên diện rộng, bao gồm cả những siêu cỏ dại kháng glyphosate, cây độc hại và tác nhân gây bệnh cho gia súc mới, làm giảm sự lành mạnh của cây trồng và mùa màng, phá hoại những loài ngoài mục tiêu từ côn trùng đến loài lưỡng cư và gia súc, cũng như làm giảm sự màu mỡ của đất”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Monsanto, TPP và sự thống trị lương thực toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO