Lo ngại hiểm họa từ những lò hạt nhân

THỤY KHA| 18/03/2011 06:11

Thiệt hại nhân mạng của trận động đất và sóng thần xảy ra hôm 11/3 tại Nhật Bản không ngừng gia tăng. Theo số liệu của Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản, tính đến sáng 18/3, số người thiệt mạng và mất tích đã lên tới 16.600 người, trong đó 6.405 người thiệt mạng và 10.259 người mất tích.

Lo ngại hiểm họa từ những lò hạt nhân

Thiệt hại nhân mạng của trận động đất và sóng thần xảy ra hôm 11/3 tại Nhật Bản không ngừng gia tăng. Theo số liệu của Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản, tính đến sáng 18/3, số người thiệt mạng và mất tích đã lên tới 16.600 người, trong đó 6.405 người thiệt mạng và 10.259 người mất tích.

Nhà máy điện hat nhân Fukushima số 1 sau thảm họa

Thiệt hại vật chất không kể xiết, tại vùng duyên hải Sendai, nhiều thành phố bị sóng thần quét sạch. Họa vô đơn chí, sau động đất và sóng thần, Nhật Bản đang bị tai nạn hạt nhân đe dọa.

Thủ tướng Nhật Naoto Kan phát biểu trên truyền hình đã bình luận rằng, trận động đất mới xảy ra đã đẩy Nhật Bản vào tình trạng khó khăn nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Ông nói, tình trạng của nhà máy điện hạt nhân bị ảnh hưởng bởi động đất ở Fukushima vẫn trầm trọng.

-Phát ngôn viên chính phủ Nhật nhận định, đây là trận thiên tai kinh hoàng nhất tính từ thời Minh Trị Thiên Hoàng.
-Nhà địa vật lý Kenneth Hudnut thuộc Viện Thăm dò Địa chất Hoa Kỳ nói với đài truyền hình CNN rằng, trận động đất đã đẩy vùng Đông Bắc Nhật Bản dời về hướng bán đảo Triều Tiên khoảng 2,5m. Sự rung chuyển lớn của trận động đất do các thềm lục địa nằm sâu dưới biển tạo ra, đã làm trục trái đất chệch đi ít nhất 8cm.
-Trận động đất tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật Bản xảy ra vào năm 1923 tại Kanto, giết chết 143.000 người. Tiếp sau đó là thảm họa động đất tại Kobe năm 1995 với số nạn nhân lên đến 6.400 người.

Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về nguyên tử do cộng đồng quốc tế e ngại động đất mạnh 8,9 độ Richter ảnh hưởng tới những lò phản ứng.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cho biết, Nhật đã sơ tán 200.000 người quanh hai nhà máy điện hạt nhân Fukushima I và II. Hai nhà máy này cách Tokyo 200km về phía bắc, nằm gần 10 lò phản ứng khác.

Ngày 14/3, Cơ quan An toàn Hạt nhân và Công nghiệp của Nhật Bản cho biết, hệ thống làm nguội tại lò số 3 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã ngưng hoạt động, có thể dẫn đến vụ nổ thứ hai, tiếp theo vụ nổ thứ nhất ngày 12/3 tại lò số 1. 

Chính phủ Nhật cho hay, phóng xạ ở ngoài nhà máy Fukushima trong một lúc đã lên cao gấp 400 lần mức bình thường.

Trước đó hơn 200 ngàn người đã được lệnh di tản. Nhà chức trách cho biết ít nhất 19 người đã bị tiếp xúc với phóng xạ và hơn 160 người nữa có thể cũng đã bị nhiễm.

Ngày 13/3, các kỹ sư tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima tiếp tục bơm nước biển vào lò phản ứng số một. Vách bao chung quanh lò phản ứng đã bị hủy hoại, nhưng vỏ bọc lò phản ứng vẫn còn nguyên, khiến cho các chuyên gia không chắc chắn được tình trạng ở bên trong ra sao.

Chính phủ cho biết việc bơm nước biển cho ngập lò phản ứng là nỗ lực cuối cùng để ngăn chặn nguy cơ cốt lò bị hoàn toàn thiêu rụi. Các chuyên gia cho hay, ít nhất 2 trong 3 lò phản ứng tại địa điểm này sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn.

Vùng Sendai, nơi bị cơn địa chấn gây thiệt hại nghiêm trọng nhất có tổng cộng 11 trung tâm điện hạt nhân. Tất cả các lò phản ứng tối tân này đã ngưng vận hành một cách tự động.

Theo hãng thông tấn Kyodo, độ phóng xạ tại nơi đặt hệ thống kiểm soát vận hành lò số 2 tăng gấp 1.000 lần mức bình thường. Điều đáng lo hơn nữa là theo thẩm định của Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản, rất có thể đang xảy ra hiện tượng nóng chảy trong lò phản ứng chỉ cách thủ đô Tokyo 250km.

Những trận động đất lớn nhất trong lịch sử

Nhật Bản có công nghệ hạt nhân thuộc loại an toàn nhất thế giới. Tuy nhiên, những thảm họa động đất gây ra rủi ro rất lớn về rò rỉ hạt nhân.

Năm 2007, trận động đất gần Niigata đã buộc Chính phủ Nhật phải đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki - Kariwa Nuclear Power Plant. Nhiều lò phản ứng của trung tâm Fukushima số 2 cũng gặp trở ngại trong hệ thống hạ nhiệt.

Công ty điện lực Tepco của Nhật, quản lý các trung tâm hạt nhân trong vùng, đã được chỉ thị phải mở van an toàn để làm giảm áp suất bên trong và do vậy đã thải hơi nước có phóng xạ ra không khí bên ngoài.

Tình hình trung tâm hạt nhân Fukushima được mô tả là “gần giống với tai nạn hạt nhân ở Three Miles Island năm 1979 ở Hoa Kỳ, hơn là vụ nổ Tchernobyl tại Ukraina, năm 1986, thời Liên Xô cũ”. Tại Tchernobyl, kiến trúc bảo vệ bên ngoài không kiên cố nên bị nổ tung. Còn trong vụ tai nạn hạt nhân tại Hoa Kỳ năm 1979 thì nhờ kiến trúc bảo vệ kiên cố nên tránh được thảm họa hạt nhân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Lo ngại hiểm họa từ những lò hạt nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO