Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản
18/3/2011
![]() |
Sáng sớm nay (theo giờ Việt Nam), Liên hiệp quốc (LHQ) đã thông qua việc thiết lập vùng cấm bay ở Libya, “mở đường” cho các lực lượng không quân và hải quân các nước tấn công vào lực lượng của nhà lãnh đạo Libya Moammar Gaddafi, khi ông ta tuyên bố sẽ “san phẳng thành phố Benghazi”.
“Thường dân sẽ bị nguy hại hơn”
![]() |
Máy bay chiến đấu của Libya ném bom cảng dầu Ras Lanouf ngày 8.3. Ảnh: AP |
Với tỷ lệ phiếu thuận là 10/15 (5 phiếu chống), Hội đồng Bảo an đã kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Libya và thông qua việc thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Libya. Đồng thời cấm các tàu chở nguồn cung tới cho chính quyền của Gaddafi.
Các nước bỏ phiếu chống là Nga, Trung Quốc, Đức, Brazil và Ấn Độ. Họ cho thấy sự dè dặt trước diễn tiến.
Đây là một trong những quyết định mà LHQ cho rằng là nằm trong “tất cả các biện pháp cần thiết” nhằm bảo vệ thường dân tại Benghazi, thành lũy cuối cùng của quân nổi dậy.
Hội đồng cũng thông qua việc sử dụng bất kỳ một phương tiện nào để thiết lập “sự chiếm đóng của nước ngoài” nhằm chấm dứt cuộc nổi dậy có nguy cơ gây tổn hại các khu vực dân cư, bao gồm cả Benghazi.
Quyết định này của LHQ đánh dấu bước chuyển đáng kể trong phản ứng của thế giới đối với cuộc khủng hoảng của Libya sau nhiều tuần lễ giao tranh và nhiều nước “ngập ngừng” can thiệp, và là lúc lực lượng nổi dậy tuyên bố đang trên bờ vực bị đánh bại.
Đáng chú ý, Pháp tuyên bố đã sẵn sàng để tấn công Libya trong vài giờ, Anh cũng cho biết đã chuẩn bị để có “hành động nhanh”. Những cuộc tấn công ban đầu có thể sẽ nhằm vào hệ thống phòng ngự trên không và đường băng ở sân bay.
Không rõ là có kế hoạch tấn công vào các khu vực thùng dầu và lực lượng mặt đất của Chính phủ ở phía Đông hay không.
![]() |
Tổng thống Gaddafi: " Sẽ san bằng thành phố Benghazi " |
Trước quyết định của LHQ, trái ngược với tuyên bố “không khoan nhượng với lực lượng nổi dậy” của Gaddafi, thứ trưởng Ngoại giao Libya, Khaled Kaim nói rằng Libya hoan nghênh các điều khoản của LHQ và kêu gọi bảo vệ thường dân.
Nhưng ông cũng phản đối sự tấn công của nước ngoài, ví von rằng, điều đó giống như việc “mời người Libya giết chóc lẫn nhau”. Mục đích của lực lượng quân đội Libya là bảo vệ thường dân và đảm bảo các nguồn cung thực phẩm và thuốc thang, ông nói.
Trước đó, sáng qua, Gaddafi đã cảnh báo Benghazi rằng, “chúng tôi sẽ đến vào đêm nay và sẽ không có sự khoan dung”. Trả lời trên tuyền hình quốc gia, ông ta thề rằng sẽ “săn lùng những kẻ phản bội ở từng lối đi, từng nhà, từng phòng. Cả thế giới hãy xem và thấy điều gì sẽ xảy ra tại Benghazi”.
Trong số các nước bỏ phiếu chống, đại sứ của Brazil tại LHQ Maria Luiza Riberio Viotti lo ngại rằng hành động quân sự ở Libya sẽ làm tăng thêm căng thẳng trên mặt đất và gây nên sự tổn hại cho dân thường hơn là bảo vệ họ.
Bà cũng cảnh báo hành động quân sự sẽ làm hỏng “trạng thái tự nhiên” của các cuộc nổi dậy đang lan rộng ở thế giới Ả rập, và đe dọa tới sự thay đổi câu chuyện theo cách mà có hậu quả nghiêm trọng cho Libya và các nước khác trong khu vực.
Mỹ, Anh và Pháp “đã sẵn sàng”
![]() |
Giao tranh ác liệt ở Libya |
Ngay sau cuộc bỏ phiếu của LHQ, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi cho Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Nhà Trắng cho biết.
Các nhà lãnh đạo đã đồng tình rằng Libya phải ngay lập tức tuân theo các điều khoản của Nghị quyết, và nói họ sẽ hợp tác chặt chẽ trong các bước đi tiếp theo, bao gồm cả việc làm việc với A rập và các đối tác quốc tế khác để đảm bảo “sự thúc ép” của Nghị quyết.
Tuy nhiên, theo các quan chức Nhà Trắng, Tổng thống Obama đã bày tỏ ý định, “để các nước khác đáp trả cuộc khủng hoảng Libya trước”.
Những người này cũng nói rằng, có thể phải mất vài ngày để chuẩn bị cho hành động, hiện Tổng thống Barack Obama chưa thông qua việc sử dụng lực lượng quân sự.
Trong khi đó, bộ trưởng Quốc phòng Libya cũng đe dọa sẽ đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào bên ngoài. Ông nói, “bất kỳ một hành động nào của quân sự nước ngoài chống lại Libya sẽ bị đặt giao thông trên không và trên biển ở Địa Trung Hải vào tình trạng nguy hiểm. Các cơ sở dân sự và quân sự đều sẽ trở thành các mục tiêu.
Hôm qua (17/3), Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton nói việc thiết lập vùng cấm bay cũng cần bao gồm cả việc phải đánh bom các mục tiêu như hệ thống phòng ngự của Libya.
Các quan chức quốc phòng Mỹ cho hay, Libya có hơn 30 trạm phóng tên lửa đất đối không, phần lớn đặt dọc bờ biển Địa Trung Hải, nơi hầu hết dân chúng cư ngụ.
Kho chứa vũ khí và đạn dược cũng chưa rõ số lượng tên lửa tầm xa có thể đạt 180 dặm cách xa bờ biển. Libya cũng nắm giữ hơn 50 điểm cảnh báo ra đa dọc bờ biển.
Đáng chú ý, tại Thượng nghị viện Mỹ, Thượng nghị sỹ . John F. Kerry nói rằng Chính phủ nước này cần rất thận trọng. “Thời gian đang đếm ngược cho người dân Libya”, Kerry nói.
Còn thượng nghị sỹ Richard G. Lugar, cùng với các nhà dân chủ, cảnh báo nguy cơ can dự của Mỹ sẽ leo thang. Đồng thời cho rằng chính quyền cần tìm kiếm cuộc tranh luận ở Quốc hội về tuyên bố chiến tranh chống lại Libya, trước khi lực lượng quân sự Mỹ tham gia bất kỳ một hành động nào.
Ý KIẾN CỦA BẠN