Làn sóng "mua cả thế giới" thứ hai

THỤY KHA| 06/11/2013 04:25

Sau người Nhật, giới tài phiệt Trung Quốc (TQ) đang vung tiền thâu tóm các công ty, bất động sản trên khắp thế giới.

Làn sóng

Sau người Nhật, giới tài phiệt Trung Quốc (TQ) đang vung tiền thâu tóm các công ty, bất động sản trên khắp thế giới.

Đọc E-paper

Tỷ phú Guo Guangchang sở hữu tòa tháp Chase tại Manhattan

Thương vụ bán tòa tháp 1 Chase Manhattan Plaza cho Fosun International., Ltd của JPMorgan Chase sẽ là thương vụ lớn nhất từ trước đến nay mà người TQ bỏ tiền ra mua một tòa nhà ở New York, Mỹ. Fosun, tập đoàn có trụ sở tại Thượng Hải và do tỷ phú Guo Guangchang điều hành, đã mua lại tòa tháp 60 tầng ở Manhattan với giá 725 triệu USD. Tòa tháp có diện tích 204.000 m2 này được hoàn thành năm 1961.

> Nhận diện rủi ro tiềm ẩn trong đầu tư kinh doanh bất động sản
> Bất động sản TP.HCM đứng thứ ba khu vực châu Á - Thái Bình Dương
> Bất động sản TPHCM đắt đỏ thứ 10 châu Á
> Bất động sản đang “bắt cóc” kinh tế Trung Quốc?

> Châu Á lo sợ bong bóng bất động sản
> Bất động sản Trung Quốc: Quả bóng căng phồng

Trong bối cảnh hoạt động mua bán bất động sản trong nước bị chính phủ kiềm chế, các công ty TQ đang mở rộng đầu tư vào thị trường bất động sản Mỹ nhằm tìm kiếm lợi nhuận và nơi trú ẩn an toàn. Hồi đầu năm, một nhóm gồm Zhang Xin, tỷ phú đồng sáng lập nên tập đoàn bất động sản nổi tiếng Soho, cũng đã mua cổ phần của tòa nhà General Motors Building. Greenland Holding Group Co., tập đoàn có trụ sở tại Thượng Hải, cũng vừa đồng ý mua 70% cổ phần của Atlantic Yards - dự án khu dân cư và thương mại tại Brooklyn, Anh.

Kể từ đầu năm đến nay, TQ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trên thị trường bất động sản New York với tổng giá trị của các thương vụ lên tới 1,37 tỷ USD (chưa tính đến tòa tháp của JPMorgan). Đứng thứ hai là Canada với 1,19 tỷ USD. Theo Dan Fasulo, Giám đốc Điều hành của Hãng Nghiên cứu bất động sản Real Capital Analystics Inc, làn sóng đang tiếp tục lan rộng ở những thành phố lớn trên khắp nước Mỹ như New York, San Francisco, Los Angeles.

Trong cuối những năm 1980 khi nền kinh tế thần kỳ của Nhật Bản đã tăng cao, công ty bất động sản Mitsubishi mua Trung tâm Rockefeller ở Manhattan, mở đầu cho làn sóng "mua thế giới" của người Nhật trong thập niên 1980, 1990. Vì vậy, các thương vụ lớn của giới tài phiệt đại lục khiến người ta nghĩ đến làn sóng "mua thế giới" lần thứ hai xuất phát từ TQ.

TQ là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và chẳng bao lâu nữa sẽ vượt Mỹ, các doanh nghiệp của họ là những gã khổng lồ cho tới nay vẫn chú trọng thị trường trong nước, nhưng giờ đã bắt đầu sử dụng nguồn lực to lớn để thâu tóm ở nước ngoài. Năm vừa qua, giá trị các hợp đồng mua bán công ty xuyên quốc gia do TQ thực hiện chiếm khoảng 10% tổng giá trị toàn cầu trong lĩnh vực này.

Người TQ mua mọi thứ, từ công ty gas của Mỹ tới công ty điện của Brazil và cả doanh nghiệp xe hơi Thụy Điển Volvo. Vào ngày 22/10 mới đây, công ty thương mại điện tử Alibaba mở một chi nhánh mới tại Mỹ. Trong khi đó, hãng máy tính Lenovo đã có những động thái để mua lại hãng sản xuất điện thọai BlackBerry của Canada.

Doanh nghiệp TQ đang bành trướng ra bên ngoài để có được nguyên liệu thô, tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và mở rộng thị trường... Nhưng họ hoạt động dưới sự "hướng dẫn" của một nhà nước vẫn được khá nhiều quốc khác coi là đối thủ cạnh tranh chiến lược hơn là đồng minh. Tại Anh, các nhà đầu tư TQ đã có cổ phần ở Thames Water và sân bay Heathrow. Tuần này, Chính phủ Anh cho biết, một tập đoàn liên quan đến doanh nghiệp nhà nước TQ có thể xây dựng một trạm điện nguyên tử ở phía Tây nước Anh.

Các doanh nghiệp TQ mới chỉ chiếm 6% các khoản đầu tư toàn cầu trên thị trường kinh doanh quốc tế. Anh và Mỹ đã đạt đỉnh với thị phần khoảng 50% vốn đầu tư toàn cầu vào các năm 1914 và 1967. Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư toàn cầu của TQ đang tăng mạnh nhờ khoản tiết kiệm khổng lồ của TQ. Hiện TQ chú trọng đầu tư mua trái phiếu chính phủ và sau này có thể sử dụng để mua lại các công ty nước ngoài, nhờ đó TQ có thể chống lại sự phá giá hoặc vỡ nợ của các nước giàu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Làn sóng "mua cả thế giới" thứ hai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO