Lạc quan cứu rỗi kinh tế

THỤY KHA| 22/01/2015 00:38

Trên khắp 25 thị trường mới nổi, chỉ có 25% là bi quan về triển vọng tài chính của con cái họ. Nghiên cứu cho thấy thái độ này là một đặc tính tốt hơn cho sự phát triển kinh tế.

Lạc quan cứu rỗi kinh tế

Trên khắp 25 thị trường mới nổi, chỉ có 25% là bi quan về triển vọng tài chính của con cái họ. Nghiên cứu cho thấy thái độ này là một đặc tính tốt hơn cho sự phát triển kinh tế.

Một cuộc thăm dò của Hart Research Associates và Công luận cho thấy 76% người Mỹ không tin tưởng cuộc sống của con cái sẽ tốt hơn so với họ trước đây. Con số này gia tăng từ mức 42% tháng 12/2001. Cuộc thăm dò cũng cho thấy người dân châu Âu gần ở mức "bi quan".

Trong khi đó, khảo sát của Pew Research 2014 về thái độ cho thấy trong 10 quốc gia Bắc Mỹ và châu Âu, 65% số người được hỏi nói rằng trẻ em ngày nay sẽ khó khăn về tài chính hơn thế hệ cha mẹ của chúng.

Với những ám ảnh của cuộc Đại suy thoái, thái độ bi quan như vậy là dễ hiểu. Nhưng theo các nhà phân tích kinh tế, nhìn xa hơn thu nhập, thế giới có nhiều tiến bộ so với thế hệ trước.

Tỷ lệ tội phạm bạo lực bằng một phần tư trong những năm đầu thập niên 1990. Trong ba thập niên qua, tuổi thọ trung bình ở các nước giàu trên thế giới đã tăng 6 năm. Thiếu niên Mỹ so với các thế hệ trước dường như "ngoan" hơn khi không những có tỷ lệ say rượu, tội phạm thấp mà còn có trình độ học vấn cao hơn. Dù vẫn có những xung đột xảy ra nhưng khả năng hòa bình bền vững hơn.

Các nền kinh tế đang phát triển giàu có hơn cũng là một trong nhiều lý do để lạc quan. Các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu: Tổng sản phẩm nội địa đầu người tăng tốc trung bình 4% một năm từ năm 2008 đến 2013. Sự đi lên này cũng ảnh hưởng tích cực cho các nền kinh tế phương Tây khi tạo nên động lực đổi mới toàn cầu dẫn đến năng lượng rẻ hơn, đột phá y tế, và các công nghệ truyền thông tốt hơn.

Ayhan Kose và các đồng nghiệp tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế, viết trong Tạp chí Kinh tế Mỹ, nhìn vào chu kỳ kinh doanh toàn cầu của một vài năm trước đây và thấy rằng sức mạnh tổng thể của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh tế quốc gia riêng lẻ. Cũng như các cuộc khủng hoảng tài chính có thể lây lan giữa các quốc gia, các nền kinh tế mạnh có thể trở thành lực kéo của kinh tế nhiều nước trên thế giới.

Khi các nước đang phát triển nhanh hơn, họ nhập khẩu nhiều hàng hóa và đầu tư nhiều hơn ở nước ngoài. Các nước đang phát triển hiện nay chiếm phần tăng lên đáng kể của GDP toàn cầu (và hơn ba phần năm xuất khẩu của Mỹ).

Sự tăng trưởng nhanh hơn trong thế giới đang phát triển trong vài năm trở lại đây giải thích tại sao khu vực này tương đối lạc quan. Ở Trung Quốc, 86% trẻ em nghĩ sẽ tốt hơn so với cha mẹ; tỷ lệ này ở Ấn Độ và Nigeria là hơn 60%.

Trên khắp 25 thị trường mới nổi, chỉ có 25% là bi quan về triển vọng tài chính của con cái họ. Tất nhiên, ngân hàng không ổn định, bất ổn chính trị, tham nhũng, ô nhiễm và những cuộc khủng hoảng khác có thể làm chậm sự tăng trưởng ở Trung Quốc, Ấn Độ, và phần còn lại của thế giới đang phát triển. Cũng như bi quan của phương Tây là quá mức, có lẽ các nước đang phát triển lại là "quá lạc quan". Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy thái độ này là một đặc tính tốt hơn cho sự phát triển kinh tế.

Nghiên cứu của Manju Puri và David Robinson ở Đại học Duke phát hiện ra rằng những người lạc quan làm việc chăm chỉ hơn, được trả tiền nhiều hơn, được thăng tiến hơn và giành chiến thắng thể thao thường xuyên hơn. Họ thậm chí còn sống lâu hơn. Hiệu quả của sự lạc quan tràn vào các quyết định kinh doanh. Các CEO lạc quan đầu tư nhiều hơn trong đổi mới, chi tiêu nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển...

Trong thời gian 15 năm, hạnh phúc và lạc quan là một động lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hiệu suất kinh tế, rủi ro đáng khích lệ, thử nghiệm và công việc khó khăn. Đây là kết quả phân tích của Stefano Bartolini của Đại học Siena. Một số đồng nghiệp của Bartolini thấy rằng hạnh phúc cao hơn có liên quan với tăng năng suất trên khắp châu Âu từ năm 2004 đến năm 2010.

Trên thang điểm chuẩn với 10 là cực kỳ hài lòng, phản ứng trung bình từ Hy Lạp trong năm 2006 là 6.2, so với 8 tại Thụy Sĩ và 8.5 ở Đan Mạch. Hy Lạp đã "chán nản" ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra và từ đó nền kinh tế này ngày càng xấu hơn.

"Nếu lạc quan tốt như vậy, hãy cứ giả vờ lạc quan còn tốt hơn là thất vọng và chỉ trích", các nhà phân tích kết luận.

>Kinh tế thế giới: Vẫn rủi ro vì "nặng nợ"
>Lão hóa tác động xấu đến kinh tế thế giới
>WB lạc quan hơn về tương lai kinh tế toàn cầu

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Lạc quan cứu rỗi kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO