Học thuyết Monroe kiểu Trung Quốc

THỤY KHA| 16/06/2011 04:42

Nhiều sự kiện diễn ra đồng thời khiến dư luận chú ý hơn tới việc Trung Quốc (TQ) đang gia tăng ảnh hưởng tại Đông Nam Á và châu Á: lôi kéo Myanmar về vấn đề biển Đông; nới rộng ảnh hưởng tại Campuchia; thúc đẩy chế độ Bình Nhưỡng chạy theo mô hình mở cửa kinh tế.

Học thuyết Monroe kiểu Trung Quốc

Nhiều sự kiện diễn ra đồng thời khiến dư luận chú ý hơn tới việc Trung Quốc (TQ) đang gia tăng ảnh hưởng tại Đông Nam Á và châu Á: lôi kéo Myanmar về vấn đề biển Đông; nới rộng ảnh hưởng tại Campuchia; thúc đẩy chế độ Bình Nhưỡng chạy theo mô hình mở cửa kinh tế.

Đây chính là học thuyết Monroe kiểu TQ: bức chế các quốc gia trong vùng về những giới hạn trong cách hành xử mà TQ có thể chấp nhận được, cũng giống như cách mà Hoa Kỳ chứng tỏ cho các nước ở châu Mỹ Latin biết rằng “mình là ông chủ”.

Myanmar

Dự án khí đốt Shwe do Trung Quốc đầu tư tại Myanmar

Khoảng 1 - 2 triệu lao động TQ đã qua làm việc tại Myanmar. Con số này khiến dư luận Myanmar nói rằng các tỉnh phía bắc nước họ giống như một tỉnh của TQ.

Bất chấp dư luận này, TQ đang lôi kéo Myanmar vào một “cuộc chơi lớn” thông qua các dự án kinh tế khổng lồ. Ngoài các mục tiêu kinh tế, khai thác tài nguyên của Myanmar, Bắc Kinh cũng nhắm đến mục tiêu lôi kéo chế độ quân sự Myanmar lệ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh.

Tuyến đường sắt Kyaukphyu - Côn Minh nằm trong dự án đường sắt Kyaukphyu (Myanmar) - Ruili (TQ) khởi công tháng 1/2011 và hoàn thành vào năm 2015.

Tờ Weekly Eleven News đưa tin, các quan chức ngành cảng biển của Myanmar dự kiến xây dựng tuyến đường sắt nối cảng nước sâu Kyaukphyu, nằm ở phía tây bang Rakhine với thành phố Côn Minh.

Sau khi dự án hoàn thành, bang Shan của Myanmar sẽ nối trực tiếp với tỉnh Vân Nam - TQ, tạo điều kiện thuận lợi để trung chuyển hàng hóa từ TQ sang Myanmar. Khi đó, hai vùng Magway và Mandalay sẽ trở thành trung tâm thương mại.

Ngoài dự án cảng nước sâu Kyaukphyu, Myanmar cũng lên kế hoạch xây dựng cảng nước sâu Dawei.

Dự án này có chi phí đầu tư 13 tỷ USD, bao gồm cả hạng mục xây dựng đường sắt, nhà máy điện, nhà máy thép và một đường cao tốc 160km nối thành phố Dawei (Myanmar) với tỉnh Kanchanaburi (Thái Lan).

Tham vọng của TQ tại các biển nước sâu là trữ lượng dầu ở đây. Sau khi hoàn thành vào năm 2013, TQ có thể khai thác trực tiếp mỏ dầu Shwe với trữ lượng đáp ứng khoảng 10% nhu cầu nhập khẩu dầu của TQ.

Để tranh thủ Bắc Kinh, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã cam kết với Chủ tịch Hồ Cẩm tiếp tục duy trì chính sách “Một nước TQ”, đồng thời hậu thuẫn TQ trên hồ sơ biển Đông. Theo các nhà phân tích, thái độ của Myanmar có thể đe dọa sự thống nhất của ASEAN.

CHDCND Triều Tiên

Đặc khu kinh tế Hwanggumpyong tại CHDCND Triều Tiên

Một chính sách tương tự cũng đang được Bắc Kinh áp dụng với CHDCND Triều Tiên. Sau lễ động thổ xây dựng đặc khu kinh tế tại cù lao Hwanggumpyong trên sông Áp Lục vào ngày 8/6, một buổi lễ tương tự diễn ra tại cảng Najin Sonbong.

Qua hai dự án “hợp tác” này, Bắc Kinh muốn nhanh chóng thúc đẩy chế độ Bình Nhưỡng chạy theo mô hình mở cửa kinh tế của TQ. Đây là một chiến thuật của Bắc Kinh nhằm lợi dụng tình thế gia tăng ảnh hưởng tại Bắc Á.

Không đầy hai tuần sau chuyến viếng thăm bí mật của Kim Jong Il tại TQ, chính quyền hai bên đã nhanh chóng tiến hành dự án thành lập cùng một lúc hai đặc khu kinh tế.

Đặc khu thứ nhất nằm trên dòng sông Áp Lục, biên giới giữa hai nước, chính xác là trên cù lao Hwanggumpyong mà tiếng Hán là Hoàng Kim Bình. Dự án thứ hai là thành phố cảng Najin Sonbong, nằm trên bờ biển phía đông của CHDCND Triều Tiên và sát biên giới TQ.

Kiểm soát được nơi này, thương thuyền và chiến hạm TQ sẽ có một hải cảng chiến lược một cách danh chính ngôn thuận tại vùng biển Nhật Bản.

Bình Nhưỡng còn thông qua một đạo luật nhượng cho TQ khai thác các đặc khu kinh tế trong 50 năm, đổi lại những bảo đảm là các hoạt động kinh tế trong tương lai vẫn mang lại lợi nhuận.

Nhưng đối với Bắc Kinh thì các đặc khu kinh tế không những tạo ra thị trường tiêu thụ hàng hóa TQ tại quốc gia láng giềng, mà còn giúp cho TQ có được những điểm quá cảnh.

Một con đường giao thông mới chỉ dài có 93 km, hoàn tất trong năm nay, nối liền biên giới TQ với cảng Najin Sonbong trên biển Nhật Bản. Từ đây, các loại nguyên liệu như than đá, sắt, đồng được vận chuyển bằng đường biển ngắn nhất đến Thượng Hải, thay vì phải qua đường bộ xa xôi.

Do 70% đầu tư của TQ vào CHDCND Triều Tiên tập trung vào khai thác quặng mỏ, nhật báo Hàn Quốc Chosun Ilbo nhận định bi quan: “Chỉ độ 25 năm nữa thôi, tài nguyên của đất nước chúng ta sẽ cạn kiệt”.

Đây cũng là nhận định chung của giới doanh nhân Hàn Quốc. Một nhà kỹ nghệ xin giấu tên, tại Seoul, hoạt động tại thành phố biên giới Đan Đông của TQ giải thích: “Hoàng Kim Bình là một cù lao của Triều Tiên mà giờ đây do người TQ khai thác”.

Campuchia

Trung Quốc viện trợ xe quân sự cho quân đội Campuchia

Trong vòng 6 năm qua, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã 11 lần tới thăm TQ, nhiều hơn hẳn so với đến các quốc gia khác, trong khi lãnh đạo TQ 6 lần tới thăm Campuchia.

Từ năm 2005-2010, Quốc vương Norodom Sihamoni cũng đã 5 lần thực hiện chuyến thăm cấp quốc gia đến TQ. Từ năm 2008 đến tháng 6/2010, tổng giá trị đầu tư của TQ vào Campuchia đạt 5,6 tỷ USD.

nhiều năm trở lại đây, nhiều người Campuchia và giới quan sát tỏ ra nghi ngờ về động cơ đằng sau các chương trình hỗ trợ của TQ.

Washington Post nhận định, với nguồn vốn đầu tư khổng lồ cũng như ảnh hưởng chính trị ngày càng gia tăng, TQ đang hình thành một lãnh thổ rộng lớn “thân TQ” dọc biên giới phía Nam Campuchia.

Theo số liệu do Chính phủ Campuchia cung cấp, TQ hiện là nước tài trợ nhiều nhất cho nước này. Gần 400 công ty TQ đầu tư hàng tỷ USD vào Campuchia, trong đó có các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng như các đập thủy điện và các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.

Mới đây, tập đoàn Tianjin của TQ giành được giấy phép sử dụng gần 310km2 đất ngay trước vịnh Thái Lan trong thời gian 99 năm.

Các doanh nghiệp TQ có thể biến khu vực phía Đông Campuchia, nơi khai khoáng và nuôi trồng thủy sản thành những đặc khu của TQ.

Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng thừa nhận: “Nó giống như một quốc gia bên trong một quốc gia”.

Sự hiện diện của TQ không chỉ dừng lại ở đó. Nhiều nơi ở Campuchia, hàng chục doanh nghiệp quốc doanh của TQ đang dồn sức xây dựng 8 đập thủy điện.

Tổng chi phí cho dự án xây dựng này lên tới hơn một tỷ USD. Đổi lại, Campuchia kiên quyết ủng hộ chính sách “một TQ”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Học thuyết Monroe kiểu Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO