Hoàng hôn của những giếng dầu

THỤY KHA| 31/12/2015 09:35

Giá dầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần một thập niên qua cho thấy "kỷ nguyên dầu mỏ” có thể sớm có kết cục bị khai tử như ngành công nghiệp than ở Anh?

Hoàng hôn của những giếng dầu

Giá dầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần một thập niên qua cho thấy "kỷ nguyên dầu mỏ” có thể sớm có kết cục bị khai tử như ngành công nghiệp than ở Anh?

Đọc E-paper

Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009 trong lúc sản lượng toàn cầu tiếp tục giữ ở mức cao. Giá dầu sụt giảm trong bối cảnh Tổ chức Các nước sản xuất dầu mỏ (OPEC), tổ chức sản xuất khoảng 30% nhu cầu dầu của thế giới, từ chối cắt sản lượng. "Quyết định của các thành viên OPEC giữ sản lượng sản xuất dầu ở mức cao kỷ lục khiếm giá dầu lại giảm mạnh", Sanjiv Shah, Giám đốc Đầu tư của Sun Global Investments, cho biết.

OPEC đã và đang bị cạnh tranh ngày càng tăng từ các nguồn cung mới, đặc biệt là Mỹ, nơi có công nghệ khai thác mới tiếp cận giếng dầu dễ dàng hơn so với trước. Bên cạnh đó, Mỹ cũng khơi mào cuộc chiến dầu đá phiến, nhắm vào mục tiêu làm sụp đổ ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga trong mục tiêu tổng thể là trừng phạt kinh tế Nga liên quan đến tình hình Ukraine.

Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA), trữ lượng dầu đá phiến toàn thế giới là 345 tỷ thùng, trong đó Nga là nước đứng đầu với trữ lượng 75 tỷ thùng. Tiếp sau đó là Mỹ, Trung Quốc, Argentina và Libya với trữ lượng lần lượt là 58, 32, 27 và 26 tỷ thùng. Các mỏ dầu đá phiến trên thế giới đang thay đổi cơ bản cán cân trong cuộc chiến giành quyền lực của thế giới dầu mỏ duy trì nửa thể kỷ qua.

Tất nhiên, khi giá dầu giảm, các nước sản xuất dầu sẽ chịu thiệt hại đầu tiên. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), với mức giá sụt giảm đến hơn ba lần, chỉ còn từ 30-40 USD/thùng, thâm thủng cộng gộp lại của cả 6 quốc gia trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh có lẽ sẽ lên tới 180 tỷ USD. Trong khi chỉ cách đây hai năm (2013) thặng dư mậu dịch của nhóm này là 183 tỷ USD.

Trong trường hợp giá dầu thô vẫn giữ nguyên mức hiện nay, các nước như Ả rập Xê út, Bahrein và Oman sẽ phải dùng hết các khoản tiết kiệm trong vòng 5 năm.

Các nhà đầu tư dầu mỏ có thể chấm dứt hưởng lợi hậu hĩnh từ "kỷ nguyên dầu" nên phải đối mặt với thực tế là từ bỏ các khoản đầu tư khổng lồ trong việc tìm kiếm nguồn dầu mới. Thực tế, 75 công ty dầu lớn nhất thế giới vẫn đang đầu tư hơn tỷ 650 tỷ USD mỗi năm để tìm kiếm và khai thác dầu trong điều kiện khó khăn hơn. Sự phát triển của thị trường đá phiến sét, áp lực về bảo vệ môi trường, và những tiến bộ về năng lượng sạch khiến các cartel OPEC mất thế thượng phong trong độc quyền làm giá. Vì thế, dầu sẽ được giao dịch giống như bất kỳ loại hàng hóa khác trong một thị trường cạnh tranh, như đã từng diễn ra từ năm 1986 đến năm 2005.

Các hãng dầu khổng lồ như ExxonMobil, Shell và BP không còn có thể hy vọng cạnh tranh với những nước dồi dào dầu mỏ như Ả rập, Iran, hoặc Nga. Chẳng hạn, Iran tuyên bố có thể sản xuất dầu với giá 1 USD/thùng. Thực tế, chiếu theo thỏa thuận với các cường quốc vào tháng 7 vừa qua, các biện pháp trừng phạt đối với Teheran sẽ được bãi bỏ, đổi lại việc Iran cam kết không chế tạo vũ khí nguyên tử.

Như vậy là dầu mỏ của Iran, quốc gia có trữ lượng dầu đứng thứ nhì thế giới, trong những ngày tới sẽ tung ra thị trường thế giới, kéo giá dầu xuống thấp hơn nữa. Giá dầu giảm thêm sẽ là một tai họa đối với Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi và dầu hỏa chiếm đến 90% kim ngạch xuất khẩu và 80% thu nhập của chính phủ liên bang.

Phản ứng với diễn biến của giá dầu, các tập đoàn dầu mỏ lớn đã cắt giảm hàng trăm tỷ USD đầu tư vào các dự án mới. Đối mặt với tình trạng cắt giảm ngân sách đầu tư, nhiều hãng khai thác dầu lớn buộc phải cắt giảm bớt nhân sự hay tiến hành sáp nhập. Chẳng hạn, tại Hoa Kỳ, tập đoàn khai thác dầu lớn thứ hai thế giới Halliburton đã mua lại đối thủ đứng ngay sau mình là Baker Hugues. Đối với các công ty dầu phương Tây, chiến lược hợp lý sẽ ngừng thăm dò dầu và tìm kiếm lợi nhuận bằng cách cung cấp thiết bị, công nghệ địa chất và các công nghệ mới như nứt vỡ thủy lực (fracking) cho các nước sản xuất dầu mỏ.

Dù đưa ra những dự báo bi quan về giá dầu trong dài hạn nhưng OPEC cũng nói rằng từ nay đến năm 2040, thế giới cần đầu tư thêm 10.000 tỷ USD cho ngành dầu mỏ để có thể đáp ứng nhu cầu và ngăn không cho giá tăng đột biến. Theo OPEC, các tập đoàn lớn cắt giảm đầu tư và mức giá 40 USD/thùng duy trì trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến nguồn cung dầu trong tương lai và khiến giá tăng vọt.

Tuy nhiên, các nước OPEC dường như nhận ra rằng những áp lực về bảo vệ môi trường và các tiến bộ về năng lượng sạch đưa các nước sản xuất dầu mỏ vào thế "mắc kẹt". Về lâu dài, viễn cảnh các mỏ dầu trên thế giới sẽ bị loại bỏ giống như ngành công nghiệp khai thác than mới bị khai tử vừa qua tại Anh.  

>Mỹ: Số giếng dầu giảm mạnh nhất trong 23 năm qua

>OPEC - nội chiến giá dầu ngày càng khốc liệt

>Khi nội bộ OPEC "cơm không lành, canh không ngọt"

>Ngành nào được lợi nhất từ giá dầu giảm?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hoàng hôn của những giếng dầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO