“ Hạ bệ” USD

LAM HỒNG| 01/04/2009 01:18

Khủng hoảng bùng nổ và lan rộng ra toàn thế giới cho thấy những nguy cơ dễ đổ vỡ gắn liền cùng những rủi ro trong hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay. Xu hướng này càng khiến nhiều quốc gia muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD, thậm chí là muốn hạ bệ đồng bạc xanh này.

“ Hạ bệ” USD

Khủng hoảng bùng nổ và lan rộng ra toàn thế giới cho thấy những nguy cơ dễ đổ vỡ gắn liền cùng những rủi ro trong hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay. Xu hướng này càng khiến nhiều quốc gia muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD, thậm chí là muốn hạ bệ đồng bạc xanh này.

Không ngần ngại về xu hướng này, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên kêu gọi hãy dùng một loại ngoại tệ dự trữ mới do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) xác lập để thay thế đồng USD. Lời phát biểu của ông Chu được công bố bằng cả tiếng Hoa và tiếng Anh, khiến người ta tin rằng nó nhằm thu hút sự chú ý của quốc tế. Phát biểu của ông Chu xuất hiện ngay trước khi hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại London vào ngày 2/4 tới, tập trung vào nội dung cải tổ hệ thống tài chính quốc tế sẽ đi đầu trong nghị trình bàn thảo.

Với lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, 2.000 tỷ USD, Trung Quốc là quốc gia nắm giữ lượng tài sản tiền USD nhiều nhất, nên cũng là một tác nhân quan trọng đối với bất kỳ sự thay đổi nào của đồng tiền Mỹ. Gần đây, Bắc Kinh đã tỏ ý lo ngại rằng các nỗ lực của Washington nhằm cứu kinh tế Mỹ có thể sẽ làm mất giá đồng đô la.

Khủng hoảng bùng nổ và lan rộng ra toàn thế giới cho thấy những nguy cơ dễ đổ vỡ trong hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay. Sự thống trị của đồng tiền Mỹ đã khiến cho các cơn khủng hoảng xuất hiện thường xuyên hơn kể từ khi hệ thống áp dụng tỷ giá hối đoái cố định bị sụp đổ hồi đầu thập niên 1970. Xu hướng giữ ngoại tệ bằng đồng euro thay cho USD đang ngày càng mạnh. Mới đây, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất theo chân Nga, Thụy Sĩ và Venezuela thông báo sẽ giảm nhiều hơn nữa dự trữ ngoại tệ bằng USD.

Các nền kinh tế mới nổi hàng đầu trên thế giới với Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil từng đề xuất rằng kinh tế toàn cầu cần từ bỏ việc sử dụng USD với tư cách đồng tiền dự trữ chủ chốt. Theo xu hướng đó, dự trữ của các ngân hàng trên thế giới hiện nay bằng đồng USD vào khoảng 65,7%, giảm xuống từ 71% khi đồng euro ra đời.

Thống đốc Chu nhận định rằng, đồng USD có thể cuối cùng sẽ bị đẩy khỏi vị thế đồng tiền dự trữ chính của thế giới bởi loại đơn vị tiền tệ được tính trung bình từ giỏ các ngoại tệ mạnh. Đơn vị tiền tệ này có tên gọi tiếng Anh là Special Drawing Right (gọi tắt là SDR), do IMF xác lập hồi năm 1969. Ông nói: “Vai trò của đồng SDR chưa được phát huy một cách đầy đủ do những hạn chế về việc sử dụng và phạm vi sử dụng. Tuy nhiên, đơn vị tiền tệ này đóng vai trò như ánh sáng cuối đường hầm trong việc cải tổ hệ thống tiền tệ quốc tế”.

Trong phiên điều trình tại Quốc hội Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner và Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke đã bác bỏ những đề xuất của các nền kinh tế mới nổi hàng đầu trên thế giới rằng kinh tế toàn cầu cần từ bỏ việc sử dụng USD với tư cách đồng tiền dự trữ chủ chốt. Tại buổi điều trần, Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa bang Minnesota, bà Michele Bachmann đã hỏi rằng: “Có phải các ông dứt khoát phản đối việc Mỹ từ bỏ đồng USD và sẽ chuyển sang sử dụng một đồng tiền toàn cầu như gợi ý của Trung Quốc và Nga?”.

Ông Geithner và ông Bernanke đã trả lời dứt khoát: “Vâng, đúng vậy”. Theo Bộ trưởng Timothy F. Geithner, đồng USD vẫn là bản tệ dự trữ chính trên thị trường thế giới và sẽ duy trì vị thế này trong thời gian dài. Bất chấp các tuyên bố rắn rỏi của Bộ trưởng Tài chính Mỹ, đồng USD vẫn giảm giá 1,2% so với euro sau lời tuyên bố trên...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
“ Hạ bệ” USD
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO