Di dân VN sản xuất cần sa nhiều nhất EU

TRÂN HỒ/DNSGCT| 14/05/2014 05:12

Trồng cần sa ở châu Âu không còn là một hoạt động cho nhu cầu cá nhân mà đã trở thành một hệ thống có tổ chức theo công nghệ phi pháp độc quyền của các băng nhóm người Việt.

Di dân VN sản xuất cần sa nhiều nhất EU

Các băng nhóm người Việt đang nắm đa số hệ thống trồng và bán cần sa ở châu Âu với các trại cần sa ngày mọc lên càng nhiều. Báo động trên được đưa ra sau khi cảnh sát Pháp mới đây cho biết việc trồng cần sa ở châu Âu không còn là một hoạt động cho nhu cầu cá nhân mà đã trở thành một hệ thống có tổ chức theo công nghệ phi pháp độc quyền của các băng nhóm người Việt.

Đọc E-paper

Cần sa, cùng với mại dâm là hai nguồn lợi khổng lồ của các băng nhóm. Những năm trước đây, cần sa xâm nhập vào châu Âu đều đến từ Tây Ban Nha và Maroc. Đặc biệt tại Maroc, có nhiều vùng nông dân sống hoàn toàn nhờ cần sa, như dân Afghanistan chuyên trồng nha phiến.

Một vườn cần sa trong nhà bị cảnh sát Ba Lan phát hiện

Giờ đây, hệ thống cần sa trồng tại chỗ của các băng nhóm người Việt đang cạnh tranh ráo riết với cần sa Maroc và dần dà chiếm đa số thị phần.
Trong một phóng sự trên đài phát thanh France Inter tuần qua, cảnh sát Pháp cho hay trong năm 2013, hàng trăm trang trại cần sa của người Việt đã bị khám phá và những người trồng lậu đã bị tống giam.

Chỉ riêng trong tháng 4-2014 đã có hai cơ sở trồng cần sa của người Việt bị phát hiện ở Marseille và Lille.

Cần sa là một tệ trạng xã hội càng ngày càng phát triển ở Pháp cũng như tại các nước châu Âu. Có đến 50% thanh thiếu niên thừa nhận đã tiêu thụ cần sa dưới hình thức marijuana hay haschisch. Cảnh sát trưởng Julien Gentille, thuộc Sở Chống nhập cư bất hợp pháp nói rằng tất cả hệ thống trên đều nằm trong tay những người đến từ một vùng ở miền Bắc Việt Nam những năm gần đây, qua một hệ thống di dân bất hợp pháp đại quy mô.

Các cơ sở cần sa bên ngoài trông giống như trang trại hay những căn nhà bình thường, nhưng bên trong được trang bị hệ thống nhiệt độ và tưới cây thích ứng. Mỗi cơ sở tốn khoảng 20.000 euro tiền trang bị, nhưng có thể mang lại 150.000 euro mỗi “mùa gặt” và một năm có thể thu hoạch bốn hay năm mùa.

Đại úy Claude, thuộc Sở Bài trừ ma túy, cho biết những người làm trong các cơ sở này được một tổ chức lớn đưa từ Việt Nam sang. Họ phải làm việc cật lực để trả số nợ trung bình khoảng 30.000 euro cho tổ chức.

Cần sa chỉ trồng được trong khí hậu cực nóng như miền nhiệt đới và những người chủ trại không ngần ngại sử dụng bất cứ phương tiện gì để chống trộm cắp hay phá hoại của đối thủ cạnh tranh như gài lựu đạn, chông, hơi ngạt, độc chất hóa học… Các tổ chức này của người Việt sử dụng cùng một hệ thống phân phối như các tổ chức ma túy khác, cung cấp từ ma túy đến cần sa Maroc hay cần sa Việt Nam.

Phóng sự của France Inter cho thấy một bộ mặt khác của di dân gốc Việt. Trước đây, người Việt mang hình ảnh tốt đối với người châu Âu, đó là những công nhân cần cù, kín đáo, tôn trọng pháp luật địa phương; những sinh viên chăm chỉ, thành công ở học đường.

Những năm gần đây, nhiều nước ở châu Âu có những đội cảnh sát đặc biệt theo dõi hệ thống cần sa, buôn bán thuốc lá lậu, cũng như những cảnh sát đặc biệt theo dõi người Việt trong những siêu thị, sau khi người ta khám phá những tổ chức của người Việt Nam mới nhập cảnh chuyên ăn cắp vặt trong các siêu thị.

>Người Việt uống bia nhiều nhất Đông Nam Á
>Người Việt ở Nga giàu lên như thế nào?
>Người Việt phải biết tự trọng
>Tập trung trí tuệ người Việt Nam ở nước ngoài
>Chuyện thất nghiệp của người Việt ở Mỹ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Di dân VN sản xuất cần sa nhiều nhất EU
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO