Công ty càng lớn, càng nhiều bất công?

HOÀNG HÀ| 26/03/2015 08:58

Kích thước ngày càng tăng của các công ty là một góc nhìn khác để giải thích sự gia tăng bất bình đẳng.

Công ty càng lớn, càng nhiều bất công?

Kích thước ngày càng tăng của các công ty là một góc nhìn khác để giải thích sự gia tăng bất bình đẳng.

Kể từ lần xuất bản năm ngoái, cuốn "Tư bản trong thế kỷ XXI" của Thomas Piketty đã châm ngòi một cuộc tranh luận dữ dội về sự bất bình đẳng trong các nước giàu. Ông tập trung phân tích cơ chế phân phối tài sản quá chênh lệch và khoảng cách tiền lương ngày càng gia tăng trong ba thập niên qua.

Ví dụ, ở Mỹ, 1% lao động có mức lương tốt nhất kiếm được số tiền cao gấp 191% trong năm 2011 so với năm 1980, trong khi mức lương của nhóm công nhân có thu nhập trung bình giảm 5%. Xu hướng tương tự có thể thấy ở tất cả các nơi trên thế giới, mặc dù chính sách rất khác nhau về thuế, tiền lương tối thiểu và lương của công ty.

>Khoảng cách giàu nghèo gây bất ổn xã hội
>
Khoảng cách giàu nghèo: Xã hội thuộc về những kẻ đại thắng

Giải thích từ góc độ công nghệ cho thấy kinh tế càng hiện đại càng đòi hỏi công nhân có tay nghề cao hơn, đòi hỏi mức tiền lương cao hơn. Một bài báo mới của các tác giả Holger Mueller, Elena Simintzi và Paige Ouimet đưa ra một góc nhìn khác về vấn đề này: kích thước tăng lên của doanh nghiệp.

Các nhà kinh tế từ lâu đã công nhận người lao động tại các công ty lớn hơn có năng suất cao hơn so với đồng nghiệp ở công ty nhỏ hơn. Đồng thời cho phép các công ty lớn có thể trả lương cho nhân viên cao hơn. Tuy nhiên, điều này về mặt lý thuyết sẽ khiến sự bất bình đẳng về tiền lương và giàu nghèo không bao giờ ngừng lại.

Sử dụng dữ liệu về tiền lương tại Anh, các nhà phân tích chia thành 9 nhóm công nhân. Theo thời gian, họ nhận thấy sự khác biệt tỷ lệ tiền lương khi quy mô doanh nghiệp càng lớn hơn. Có hai cách giải thích cho vấn đề này. Đầu tiên, các công ty lớn thường dễ dàng thực hiện tự động hóa hơn các công ty nhỏ, vì thế sẵn sàng thay thế lao động giản đơn bằng máy móc.

Ngoài ra, người lao động có thu nhập trung bình sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn ở các công ty lớn vì có nhiều cơ hội thăng tiến hơn ở các công ty nhỏ. Một nhân viên dọn dẹp tại một cửa hàng nhỏ có thể làm cùng một công việc như đồng nghiệp ở chuỗi cửa hàng lớn. Nhưng việc quản lý một công ty đa quốc gia như Walmart đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn. Qua thời gian, những vị trí tại Walmart sẽ có mức lương tăng dần so với các nhà quản lý của hàng nhỏ lẻ.

Các tác giả thấy rằng mối quan hệ giữa tăng trưởng về quy mô của công ty và mức độ bất bình đẳng ở hầu hết các nước giàu. Họ xem xét dữ liệu 1981-2010 về tiền lương và quy mô doanh nghiệp lớn nhất trong 15 nước trong OECD. Đặc biệt đáng chú ý ở Mỹ và Anh, nơi các công ty đã phát triển nhanh chóng trong những thập niên gần đây.

Ở Mỹ, ví dụ, số lượng lao động của 100 công ty lớn nhất đã tăng 53% từ năm 1986 đến năm 2010; ở Anh con số tương đương là 43,5%. Mặt khác, ở những nơi mà các kích thước của các công ty không thay đổi nhiều như Thụy Điển, hoặc bị thu hẹp như Đan Mạch, bất bình đẳng tiền lương đã tăng ít hơn nhiều.

Sản xuất tại Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ trong thời kỳ 1982-2007 cho thấy năng suất cao hơn ở các công ty lớn tạo ra các rào cản gia nhập thị trường đối với các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn. Có rất nhiều bằng chứng trên khắp nước Mỹ và châu Âu cho thấy các công ty lớn nhất không bị cản trở bởi cạnh tranh.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính, các rào cản gia nhập thị trường khiến hàng loạt doanh nghiệp nhỏ và khởi nghiệp bị sụp đổ. Mặc dù vậy, không phải tất cả các nhà kinh tế coi đây là một điều khủng khiếp.

>3 bài học lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính
>
Khủng hoảng tài chính Mỹ: “Ai” phải chịu trách nhiệm?

Bởi vì, các công ty lớn hơn có tỷ lệ đầu tư cao hơn nhiều so với các công ty nhỏ hơn, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng nếu chính phủ muốn đảo ngược bất bình đẳng, phải thúc đẩy cạnh tranh bằng cách giảm các rào cản đối với các công ty nhỏ hơn, đáng chú ý nhất bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng. Điều đó sẽ làm giảm sự bất bình đẳng thu nhập và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cùng lúc.

Người dân nhiều nước đang tức giận vì khoảng cách chênh lệch giàu nghèo và đòi hỏi chính phủ phải thay đổi nghịch lý này. Tuy nhiên, quá trình tái phân phối có thể phản tác dụng vì có xu hướng làm giảm tăng trưởng kinh tế. Mối liên hệ giữa quy mô doanh nghiệp và bất bình đẳng cho thấy một lựa chọn tốt hơn. Bằng cách thúc đẩy cạnh tranh, các nhà hoạch định chính sách có thể làm hài lòng cả người dân và các nhà kinh tế khó tính.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Công ty càng lớn, càng nhiều bất công?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO