Công nghiệp báo in:Kỷ nguyên cũ sẽ không quay lại

HÀ CÚC| 15/08/2013 00:35

Kỷ nguyên cũ của báo chí thế giới sẽ không quay lại nên giới truyền thông cần thích nghi với xu thế không thể đảo ngược là song hành cùng internet.

Công nghiệp báo in:Kỷ nguyên cũ sẽ không quay lại

Kỷ nguyên cũ của báo chí thế giới sẽ không quay lại nên giới truyền thông cần thích nghi với xu thế không thể đảo ngược là song hành cùng internet.

Đọc E-paper

>> Báo chí Mỹ tìm kiếm mô hình kinh doanh mới
>>
Báo giấy: Tây giảm Đông tăng
>>
Báo giấy thách đấu Google
>>
Lượng người dùng Internet đã qua mặt báo giấy
>>
Công nghiệp truyền thông: Hoàng hôn của báo giấy

Kỷ nguyên internet đã đánh dấu sự đi xuống của ngành báo giấy. Theo số liệu mới cập nhật của Đại hội Báo chí Thế giới (World Newspaper Congress - WNC), từ năm 2008 đến năm 2012, số lượng phát hành nói chung của báo in đã sụt giảm tới 26%, trong vòng 5 năm qua, doanh thu từ quảng cáo trên báo in đã giảm 22%. Nghiêm trọng nhất là ở thị trường Mỹ, chiếm 74% sự sụt giảm đó. Riêng ở thị trường báo chí lớn nhất thế giới này, doanh thu quảng cáo từ báo in đã giảm 42% so với 5 năm trước đây. Nhiều tờ báo lớn của Mỹ đã phải đóng cửa hoặc ngừng ra báo giấy.

Cùng thời điểm người sáng lập Amazon.com Jeff Bezos mua tờ The Washington Post với giá 250 triệu USD, nhiều tờ báo khác của Mỹ cũng được rao bán. Trước đó, tờ Boston Globe được ông John Henry, chủ đội bóng bầu dục Boston Red Sox mua với giá 70 triệu USD. Theo AFP, Công ty New York Times đã đạt được thỏa thuận bán Boston Globe với giá 70 triệu USD - chưa bằng 7% số tiền mà New York Times đã mua tờ này vào năm 1993 tới 1,1 tỷ USD.

Việc các tờ báo hùng mạnh phải bán đi là điều dễ hiểu, nhưng việc mua lại những tờ báo thua lỗ này lại là một câu hỏi lớn. Thật ra, các phương tiện truyền thông có sức hấp dẫn đặc biệt thu hút nhiều tỷ phú trong những năm gần đây. Tỷ phú Mỹ Warren Buffett, xếp thứ 4 thế giới (theo Forbes), cũng đầu tư rất mạnh vào báo chí. Trong vòng 18 tháng qua, công ty của ông đã chi 344 triệu USD để thâu tóm khoảng 28 nhật báo. "Báo giấy vẫn giữ vai trò lớn trong việc cung cấp các thông tin nội vùng. Nếu bạn muốn biết điều gì xảy ra ở nơi mình đang sống thì không gì thay thế được một tờ báo địa phương, trừ phi tin này quá lớn hay trọng đại", ông nói.

Các nhà phân tích có chung nhận định rằng báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, bản chất của nó không thay đổi, chỉ thay đổi công cụ cho hiệu quả hơn. Trong một phát biểu ngày 31/7 về cuộc khủng hoảng hiện nay đối với ngành báo in đăng tải trên trang sách điện tử Kindle của Tập đoàn Bán lẻ Amazon, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng "kỷ nguyên cũ sẽ không quay lại nên giới truyền thông cần nhận thức rõ tình hình để có thể thích nghi với xu thế hiện nay".

Người ta cho rằng các thương vụ đầu tư vào các tờ báo như Newsweek, The New York Times hay The Washington Post là mua ảnh hưởng trong chính trị. Chẳng hạn, The Washington Post là một trong bốn tờ báo hàng đầu tại Mỹ và các trang xã luận của tờ báo rất có ảnh hưởng trong dư luận. Trong số các độc giả của tờ báo, có các vị tổng thống, các nghị sĩ quốc hội và gia đình của họ. Đây là một lịch sử lâu đời trong làng báo chí chính trị cấp cao ở Mỹ và các nhà báo của tờ này là những người đầu tiên đưa tin về các vụ việc chấn động của thế kỷ XX, bao gồm vụ bê bối Watergate.

Gần đây hơn, tờ báo là một trong hai cơ quan báo chí quốc tế đã được "người thổi còi" Edward Snowden tiếp cận khi anh muốn công bố hàng loạt chi tiết chương trình thu thập thông tin mật của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA). Trong cương vị chủ nhân tờ báo The Washington Post, Bà Katharine Graham trở thành phụ nữ có nhiều quyền lực nhất cả trên doanh trường lẫn chính trường ở thủ đô Washington.

Tên tuổi của tờ The Post gắn liền với gia đình chủ nhân được gọi chung là họ nhà Grahams - vốn được gọi là "hoàng tộc của làng báo chí Mỹ”. Trong khi đó, tỷ phú truyền thông Bloomberg hiện là thị trưởng thứ 108 của thành phố New York từ năm 2002. Bloomberg trước đây là đảng viên Đảng Dân chủ nhưng sau đó chuyển sang Đảng Cộng hòa vào năm 2001.

Tuy nhiên, khi thị trường tài chính sụp đổ vào năm 2008, các tập đoàn truyền thông đã bị ảnh hưởng nặng nề và cần những mô hình quản lý khác. Một thế hệ trùm truyền thông mới quan tâm đến việc kiếm tiền nhiều hơn là tranh giành quyền lực và gây ảnh hưởng chính trị. Rất ít người biết đến Jeff Bewkes, ông chủ của Time Warner, hoặc Les Moonves của CBS, nhưng đây lại là những ông chủ có khả năng kiếm tiền giỏi nhất hiện nay so với "tứ đại gia truyền thông thế giới" như Michael Bloomberg, David Thomson cùng với nữ tỷ phú Anne Cox Chambers và Rupert Murdoch.

Những tỷ phú công nghệ như Jeff Bezos không có xu hướng quan tâm đến chính trị. Với thương vụ mua lại Washington Post, Jeff Bezos chỉ đơn giản là đặt nền móng cho cuộc cách mạng công nghệ trong xuất bản báo chí. Là nhà xuất bản trực tuyến lớn nhất thế giới, Jeff Bezos có nhiều tiềm lực để đầu tư vào kinh doanh ngành truyền thông và đưa ra mô hình thích hợp cho báo chí trong thời đại kỹ thuật số. Chẳng hạn, với chiếc máy đọc sách Kindle, ông có thể thúc đẩy sự phát triển của báo điện tử qua việc giảm chi phí vận chuyển và bảo quản sách, tăng tốc độ xuất bản... "Những giá trị của tờ The Washington Post không cần thay đổi. Nhiệm vụ của tờ báo là phục vụ độc giả, chứ không phải phục vụ những lợi ích riêng tư của các chủ nhân của nó. Tôi sẽ không điều hành công việc hằng ngày của tờ báo", Jeff Bezos cho biết. Giáo sư môn báo chí Paul Levinson, thuộc Trường Đại học Fordham, nói đã tới lúc tờ The Post phải tăng cường sự hiện diện trên mạng: "Tương lai của các nhật báo là trên mạng. Điều đó không có nghĩa là các báo in sẽ biến mất, mà trên thực tế, cơ hội tốt nhất để các báo in sống còn là sự hiện diện mạnh mẽ, năng động và tiếp tục được tăng cường trên mạng. Đó là điều mà Tập đoàn Amazon có thể mang lại cho tờ The Washington Post".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Công nghiệp báo in:Kỷ nguyên cũ sẽ không quay lại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO