CHDCND Triều Tiên: Lại phát tín hiệu cải cách kinh tế

THỤY KHA| 03/01/2014 00:14

Sau biến cố chính trị liên quan đến vụ xử tử Tướng Jang Song Thaek, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên (TT), Kim Jong-un lại phát đi các tín hiệu “đáng ngạc nhiên” về cải cách kinh tế ngay trong những ngày đầu năm 2014.

CHDCND Triều Tiên: Lại phát tín hiệu cải cách kinh tế

Sau biến cố chính trị liên quan đến vụ xử tử Tướng Jang Song Thaek, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên (TT), Kim Jong Un lại phát đi các tín hiệu “đáng ngạc nhiên” về cải cách kinh tế ngay trong những ngày đầu năm 2014. 

Đọc E-paper

Khu liên hợp công nghiệp Kaesong, cách biên giới liên Triều vài cây số, thu hút hơn 100 nhà sản xuất nhỏ Hàn Quốc và sử dụng khoảng 50.000 công nhân Triều Tiên (TT). Khu này đã bị đóng cửa trong năm tháng đầu năm 2013 do tình trạng căng thẳng leo thang trên bán đảo, nhưng sản lượng đã hồi phục gần như hoàn toàn kể từ khi mở cửa trở lại vào tháng 9.

Kể từ đó, TT đã có những thông báo về việc phát triển các khu kinh tế đặc biệt mới trên cả nước, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng trưởng thương mại. Nhà đầu tư Jurong International có trụ sở tại Singapore cho biết mới ký một biên bản ghi nhớ cho dự án xây dựng một khu công nghệ cao gần Kaesong.

Không có cam kết nhưng Michael Ertl, Giám đốc Điều hành của Công ty Giày dép Đức ME & Friends AG, cho biết công ty của ông đang trong giai đoạn cuối cùng của các cuộc đàm phán với đối tác Hàn Quốc để thiết lập một liên doanh trong quý đầu tiên của năm 2014.

Sự thay đổi trong thông điệp phát ra bên ngoài sau những lời đe dọa chiến tranh được xem như là một dấu hiệu thúc đẩy mới của Bình Nhưỡng. Nhưng các nhà quan sát đang đặt câu hỏi: “Liệu có khác những lần thất bại trước?”.

> Triều Tiên cải cách kinh tế kiểu Trung Quốc?
> Vì sao Triều Tiên dồn dập thách thức Hàn Quốc?
> “So găng” kinh tế Triều Tiên - Hàn Quốc
> Kinh tế Triều Tiên ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc
> CHDCND Triều Tiên: Cần kinh tế hay cần chiến tranh?
> Bán đảo Triều Tiên: chuyện chẳng có gì?
> Công ty nước ngoài tại Triều Tiên làm ăn ra sao?

> CHDCND Triều Tiên: Cải cách hay dừng lại?

Thực tế, Bình Nhưỡng đã nhiều lần ra những dấu hiệu cải cách kinh tế từ những năm 1990 và thực sự đã mở ra một số lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Nhưng các đặc khu kinh tế gần biên giới Trung Quốc và Nga vẫn èo uột trong nhiều năm

qua. “Chúng tôi đã chứng kiến những thất bại từ ý tưởng đặc khu kinh tế tại TT”, Nicholas Eberstadt, một chuyên gia về kinh tế TT và một học giả thường trú tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho biết. Rõ ràng TT đang tìm kiếm các mô hình phát triển kinh tế với bên ngoài.

Trong tháng 10/2013, tại Bình Nhưỡng, 85 quan chức nước này đã gặp gỡ các nhà kinh tế và các chuyên gia từ 8 nước để thảo luận về phát triển các đặc khu kinh tế. Park Kyung-ae, giáo sư tại Đại học British Columbia, cho biết “đã nhận thấy sự nhiệt tình đáng ngạc nhiên” của đại diện TT về các vấn đề phát triển khu kinh tế đặc biệt. “Nó cho thấy sự tuyệt vọng của họ về tình hình kinh tế hiện nay”, học giả này bình luận.

Tuy nhiên, rào cản đối với quá trình cải cách kinh tế TT rất lớn. Bình Nhưỡng công bố khu công nghiệp mới sẽ cho phép lưu thôngngoại tệ và “quy luật kinh tế khác nhau”, với nhiều biện pháp bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài. Chi tiết vẫn còn mơ hồ nhưng các báo cáocó thể là sự thừa nhận một sự thay đổi về thái độ của TT đối với đầu tư nước ngoài. Vào tháng 9/2012, Tập đoàn Liêu Ninh, Trung Quốc cho biết Bình Nhưỡng đơn phương đình chỉ dự án xử lý quặng sắt ở TT.

Trong một phản ứng hiếm hoi đối với các nhà đầu tư Trung Quốc, Bình Nhưỡng cho hay, nhiều nhà đầu tư Trung Quốc như Liêu Ninh có thể bị rút giấy phép do không đáp ứng được các cam kết đầu tư. Rào cản lớn khác bao gồm việc thiếu các điều kiện hỗ trợ các khu kinh tế, như hệ thống ngân hàng, quy định về số lượng lao động. Nhưng trở ngại quan trọng để phục hồi kinh tế vẫn là những rủi ro từ các mục tiêu chính trị của TT.

Sau khi rút tất cả nhân viên của mình từ Kaesong hồi tháng 4/2013 với lý do Hàn Quốc đã lăng mạ lãnh tụ TT, Bình Nhưỡng đe dọa sẽ biến khu công nghiệp này thành một căn cứ quân sự. Cùng với đó là việc nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đã xử tử người chú là Tướng Jang Song Thaek, người được coi là một trong những nhân vật ủng hộ cải cách kinh tế TT.

Đặc biệt, TT vẫn duy trì chương trình vũ khí hạt nhân bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, thậm chí còn ra chính sách ưu tiên xây dựng một kho vũ khí hạt nhân. Hai miền Triều Tiên mới tổ chức cuộc họp thường kỳ về phát triển kinh tế, nhưng phía Seoul cho biết Bình Nhưỡng vẫn phản đối quyết liệt đề nghị lắp đặt internet và sử dụng điện thoại di động tại các nhà máy ở Kaesong.

Công nhân TT tại những nhà máy này phải cách ly khỏi các nhà quản lý Hàn Quốc, trong khi đoàn đại biểu của các quan chức tài chính và các nhà báo từ 20 quốc gia khi đi thăm nhà máy phải được an ninh TT giám sát chặt chẽ. “Nếu TT không thể làm tốt với Kaesong, những cơ hội khác là rất mỏng manh”, một quan chức cấp cao Bộ Thống nhất của Hàn Quốc cho biết .

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
CHDCND Triều Tiên: Lại phát tín hiệu cải cách kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO