Châu Á: Nước vẫn chảy chỗ trũng

THỤY KHA| 23/10/2009 05:10

Khủng hoảng lớn và hồi phục nhanh lại là cơ hội để gia tăng số lượng triệu phú, tỷ phú tại châu Á, nhưng cũng là nguyên nhân nới rộng khoảng cách giàu nghèo tại khu vực này.

Châu Á: Nước vẫn chảy chỗ trũng

Khủng hoảng lớn và hồi phục nhanh lại là cơ hội để gia tăng số lượng triệu phú, tỷ phú tại châu Á, nhưng cũng là nguyên nhân nới rộng khoảng cách giàu nghèo tại khu vực này.

Theo khảo sát mới đây của America Merrill Lynch và Capgemini, châu Á với tốc độ hồi phục tốt nhất thế giới, và số người giàu có xu hướng tăng lên. Bản báo cáo mới của America Merrill Lynch dự báo số triệu phú khu vực có thể tăng ít nhất 9% trong năm nay nhờ vào sự hồi phục của thị trường chứng khoán và bất động sản trong khu vực.

Kinh tế Trung Quốc (TQ) vẫn tiếp tục tăng trưởng, giúp nâng lượng tỷ phú lên 130, so với con số 101 cách đây một năm, theo báo cáo thường niên của tạp chí Hurun Report. Tổng tài sản của 1.000 người giàu nhất TQ trong danh sách của Hurun có trị giá 571 tỷ USD, tăng 130 tỷ USD so với năm ngoái.

Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (LHQ) gần đây công bố bản báo cáo về khoảng cách thu nhập của thế giới. Công cụ thông thường để tính toán về sự bất bình đẳng là hệ số Gini. Hệ số này càng cao, xã hội càng thiếu công bằng. Kết quả năm nay cho thấy, Đan Mạch là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới và đồng thời cũng có khoảng cách thu nhập thấp nhất thế giới. Hệ số Gini của quốc gia Bắc Âu này chỉ là 24,7. Tại châu Á, quốc gia có khoảng cách giàu - nghèo thấp nhất là Nhật Bản với hệ số Gini là 24,9.

Tuy nhiên, vấn đề bất bình đẳng ngày càng được người dân quan tâm hơn. Khoảng 17% nam giới Nhật làm việc ở độ tuổi 30 có thu nhập khoảng 33.000USD - được cho là không đủ để nuôi một gia đình. Trong những năm 1970, 61% người Nhật xếp họ vào nhóm trung lưu, còn hiện nay đã giảm xuống 50%. Tại châu Á, hai nền kinh tế có khoảng cách thu nhập cao nhất là Hồng Kông (Gini: 43,4) và Singapore (Gini: 42,5).

Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), khoảng cách giàu - nghèo của TQ và các nước châu Á khác đang ngày càng gia tăng đến mức báo động. Tình trạng mất cân bằng thu nhập có thể dẫn đến những chia rẽ trong sự liên kết xã hội. Ví dụ điển hình nhất là cuộc nội chiến kéo dài hàng thập kỷ của Nepal tại những khu vực căng thẳng vì tình trạng mất cân bằng.

Báo cáo của ADB cho biết, khoảng cách này có thể làm chậm quá trình phân bổ của cải, bởi những người nghèo nhất lại thường ít có cơ hội tiếp xúc với giáo dục, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nguồn vay ngân hàng cũng như những lợi nhuận khác từ sự tăng trưởng kinh tế. Người ta còn nhìn thấy sự mất cân bằng ngay cả trong sức khỏe của người dân, khoảng cách tuổi thọ giữa 10% người giàu nhất xã hội và 10% người nghèo nhất tăng từ 2,8 năm lên 4,5 năm trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 2000.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Châu Á: Nước vẫn chảy chỗ trũng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO