Các thương hiệu lớn tham gia chống biến đổi khí hậu

THỤY KHA| 07/10/2015 01:00

Các công ty toàn cầu bắt đầu thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường và coi đây là cốt lõi của chiến lược kinh doanh.

Các thương hiệu lớn tham gia chống biến đổi khí hậu

Các công ty toàn cầu bắt đầu thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường và coi đây là cốt lõi của chiến lược kinh doanh.

Đọc E-paper

Một số công ty nổi tiếng nhất thế giới đang thiết lập mục tiêu dài hạn cho phát triển năng lượng tái tạo. Nỗ lực này cho thấy các công ty đang ngày càng ý thức được trách nhiệm về nguy cơ ấm lên toàn cầu. Một quỹ trị giá 2,6 ngàn tỷ USD của các doanh nghiệp được đầu tư cho nỗ lực thay thế nguyên liệu hóa thạch, tăng 50 lần so với một năm trước đây.

Chín công ty lớn tham gia một liên minh toàn cầu trong nỗ lực đẩy mảnh sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất và kinh doanh. Các thành viên mới bao gồm Johnson & Johnson, Procter & Gamble, Starbucks, Walmart và Goldman Sachs. Một vài công ty trong số này đặt mục tiêu chuyển đổi 100% sử dụng năng lượng tái tạo, một số đặt ra mục tiêu khiêm tốn hơn trong vào vài thập kỷ tới. Ví dụ, Procter & Gamble, công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng lớn nhất thế giới, cho biết sẽ chuyển đổi sang sử dụng 30% năng lượng tái tạo vào năm 2020, tăng từ 7% hiện nay.

Điều này có nghĩa là hàng loạt nhãn hiệu lớn như khăn giấy Bounty, giấy vệ sinh Charmin, bộ giặt Tide và nhiều mặt hàng khác sẽ được sản xuất bằng năng lượng xanh. "Chúng tôi cho rằng biến đổi khí hậu cần phải được giải quyết ngay. Những người sử dụng sản phẩm của chúng tôi mong đợi một công ty như P&G phải chịu trách nhiệm", Len Sauers, Phó chủ tịch Phát triển bền vững toàn cầu của P&G cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu sẽ diễn ra tại Paris, Pháp tháng 12/2015 dự kiến sẽ đạt được những thỏa thuận quan trọng. Các nhà khoa học đã cảnh báo, để cho nhiệt độ toàn cầu tăng hơn 2 độ C thì khí hậu trở nên nguy hiểm và mực nước biển dâng cao tác động đến không ít dân cư trên thế giới. Tổng thống Obama đã loan báo "Kế hoạch năng lượng sạch", nhấn mạnh đây là bước tiến lớn nhất của Mỹ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Theo đó, đến năm 2030, các nhà máy phải giảm 32% lượng khí thải CO2 so mức năm 2005. Các bang của Mỹ sẽ phải nộp những bản kế hoạch riêng nhằm hoàn thành mục tiêu cắt giảm khí thải trước tháng 9/2016. Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ngày 25/9 đã công bố ADB đặt ra mục tiêu tăng gấp đôi tài trợ hằng năm cho chống biến đổi khí hậu, từ mức hiện nay là 3 tỷ USD lên 6 tỷ USD vào năm 2020.

Trong mục tiêu chung, các công ty đã nhận ra rằng, cắt giảm sử dụng năng lượng có thể tiết kiệm chi phí và tăng biên độ lợi nhuận. Nhưng quan trọng hơn, họ cũng đang chịu áp lực từ người tiêu dùng, đặc biệt là những người trẻ, phải hành động vì sự biến đổi môi trường. Vì vậy, ngày càng nhiều công ty đã bắt đầu nhận ra các hoạt động bảo vệ môi trường là một phần cốt lõi của chiến lược kinh doanh.

Những nỗ lực cụ thể bao gồm tiết kiệm năng lượng và nước, tái chế nhiều hơn, sử dụng nhiều năng lượng tái tạo, cải thiện chuỗi cung ứng hàng hóa như đậu nành, dầu cọ và thịt bò. Qua đó ngăn chặn tình trạng đốn rừng và phá hủy một số vùng sinh học phong phú nhất thế giới.

>Du lịch thế giới thiệt hại vì biến đổi khí hậu

>Mạng lưới Doanh nghiệp Xanh chống biến đổi khí hậu của 350.org

>Nghệ thuật sắp đặt vì biến đổi khí hậu

>Chống biến đổi khí hậu: Đã đến lúc phải hành động

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Các thương hiệu lớn tham gia chống biến đổi khí hậu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO