BRICS: Những quốc gia rạn vỡ

THỤY KHA| 18/11/2015 09:07

Cuối cùng, bức tường BRICS đã có những vết nứt lớn ngay tại những viên gạch lớn nhất.

BRICS: Những quốc gia rạn vỡ

Cuối cùng, bức tường BRICS đã có những vết nứt lớn ngay tại những viên gạch lớn nhất.

Đọc E-paper

Từ khi BRICS ra đời, khối các nước kinh tế mới nổi này đã nổi lên như một động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu khi tích lũy 40% dự trữ ngoại hối của thế giới, chỉ số MSCI BRIC tăng trưởng tới 308% trong 10 năm tính tới năm 2010. Tuy nhiên, những dấu hiệu rạn vỡ của bức tường khổng lồ này đã xuất hiện từ những "viên gạch" lớn nhất.

Brazil đang trong suy thoái tồi tệ nhất trong vòng một phần tư thế kỷ. Kinh tế Nga rơi vào khủng hoảng trước các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Kinh tế Trung Quốc, sau nhiều thập niên tăng trưởng vũ bão, đã chững lại và đứng trước nguy cơ giảm phát. Ngay cả Ấn Độ, nơi có nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, Thủ tướng Narendra Modi cũng đang phải đau đầu tìm hướng cải cách.

Mất kỳ vọng vào BRICS, tính tới 4/10, các nhà đầu tư đã rút 1,4 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư vào BRIC, khiến tổng lượng rút ra từ cuối năm 2010 lên tới 15 tỷ USD (theo EPFR Global). Con số này còn lớn hơn cuộc tháo chạy của nhà đầu tư vào năm 2005. Quỹ BRIC của Goldman Sachs đã mất đi 88% tổng tài sản kể từ khi đạt mức cực đại năm 2010. Trong 5 năm tính tới ngày 23/10, quỹ BRIC đã mất đi 21% giá trị. Theo dữ liệu của Bloomberg, tổng tài sản của quỹ đã giảm xuống còn 98 triệu USD tính tới cuối tháng 9 sau khi đạt ngưỡng cao nhất 842 triệu USD trong năm 2010.

BRICS có vẻ như cuối cùng đã bị phá vỡ. Ruchir Sharma, phụ trách thị trường mới nổi của Morgan Stanley gọi BRICS trong cuốn sách của ông năm 2012 là "Những quốc gia rạn vỡ" (Breakout Nations) và  sự suy giảm của BRICS không phải là một bất ngờ. "Rất khó để duy trì sự tăng trưởng cao trong hơn một thập kỷ.

Đến năm 2007, khi chỉ có ba quốc gia trên thế giới tăng trưởng âm, suy thoái đã hoàn toàn biến mất. Nhưng bây giờ, kinh tế toàn cầu đang trở lại trạng thái bình thường, chỉ một vài người chiến thắng, không phải là tất cả. Các tác động của sự thay đổi này đáng chú ý vì sẽ định hình lại sự cân bằng quyền lực toàn cầu", Ruchir Sharma nhận định.

BRICS doanhnhansaigon

Trong ngắn hạn, các thị trường mới nổi không còn là một đường quỹ đạo thẳng: Brazil xuống, Mexico lên, Thổ Nhĩ Kỳ rơi, Philippines tăng... Trong khi thị trường mới nổi thường tăng giảm cùng nhau như một nhóm, thì hiện các nước đã tách nhau. Một phần là do sự suy giảm ở Trung Quốc, làm giá cả hàng hóa thấp hơn, có lợi cho các quốc gia nhập khẩu năng lượng nhưng lại gây tổn thương cho các nước xuất khẩu hàng hóa lớn như Nga và Brazil, cũng như các nền kinh tế Tây Châu Phi và Trung Đông.

Không ai trong số này nói rằng các quốc gia BRICS, nhất là Trung Quốc, không vẫn có sức mạnh to lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Trung Quốc đã có những đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và Đại suy thoái, và những gì xảy ra ở đó quan trọng hơn bao giờ hết trong bối cảnh toàn cầu.

Như Sharma nói gần đây: "Suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp theo có thể diễn ra tại Trung Quốc. Thật vậy, Sharma và những người khác tin rằng các giám khảo vẫn ra về việc liệu Trung quốc có thể thay đổi mô hình kinh tế theo một cách mà nhiều quốc gia khác thay đổi để trở thành một quốc gia lớp trung lưu ở châu Á, Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Điều đó nhấn mạnh các điểm chính về sự kết thúc của kỷ nguyên BRIC: không một quốc gia nào có thể duy trì tốc độ tăng trưởng hai con số lâu dài. Như BRIC không thể tránh khỏi  tăng trưởng sẽ chậm lại và họ sẽ được thay thế bởi những thị trường mới nổi khác như N-11.

Thuật ngữ N-11 do Ngân hàng Đầu tư Goldman Sachs và chuyên gia kinh tế Jim ONeill đặt tên, ám chỉ 11 thị trường mới nổi tiếp theo ra đời như một cách để giúp các nhà đầu tư chú ý hơn đến các nền kinh tế đang phát triển khác ngoài các quốc gia BRIC. N-11 bao gồm Bangladesh, Ai Cập, Mexico, Indonesia, Iran, Nigeria, Pakistan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Việt Nam.

>VN nằm trong nhóm trụ cột tăng trưởng kinh tế thế giới

>Nhật Bản: An ninh mạng sẽ là trụ cột tăng trưởng kinh tế

>BRICS kêu gọi G20 tăng cường hợp tác kinh tế

>BRICS – lựa chọn mới cho du học

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
BRICS: Những quốc gia rạn vỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO