Boeing và biểu tượng của nước Mỹ

KHẢ HÂN| 19/03/2019 04:58

Ngày 15/7 tới đây sẽ là kỷ niệm 103 năm ngày thành lập Boeing - một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới nói chung và của Mỹ nói riêng. Tuy nhiên, với 2 vụ rơi máy bay liên tiếp vừa qua liên quan đến dòng máy bay 737 Max, khiến nhiều quốc gia ra lệnh cấm bay, thì có lẽ năm nay hãng này sẽ có một ngày kỷ niệm không mấy vui vẻ.

Boeing và biểu tượng của nước Mỹ

Gã khổng lồ tuổi trên trăm năm

Boeing được thành lập tại thành phố Seattle, Washington bởi William E. Boeing vào giữa tháng 7/1916, ban đầu chỉ là một hãng đóng tàu nhỏ. Mãi đến năm 1927, tức 11 năm sau, Boeing thiết lập hãng hàng không đặt tên là Boeing Air Transport (BAT). Sau đó hãng này đã đạt được một thỏa thuận với Pan American World Airways (Pan Am) để phát triển và đóng các máy bay chở khách cất cánh từ mặt nước và có khả năng vượt đại dương, với chuyến bay đầu tiên của Boeing 314 Clipper vào tháng 6/1938.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Boeing đã đóng một số lượng lớn máy bay ném bom. Và không chỉ dừng lại ở việc đóng máy bay với vị trí là nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới, hãng này còn trở thành nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới cho đến tận năm 2007, trước khi rơi xuống vị trí thứ ba, sau Lockheed Martin và BAE System vào năm 2008.

Từ một cơ sở đóng tàu nhỏ ban đầu, sau hơn 100 năm phát triển, hiện doanh thu của Boeing đã lên tới hơn 100 tỷ USD/năm, trong đó hơn một nửa đến từ thị trường quốc tế. Cổ phiếu Boeing sau khi được thêm vào chỉ số Dow Jones vào năm 1987, thì hiện chiếm tỷ trọng vốn hóa đến 11% trong chỉ số chứng khoán blue chip này, vốn đo lường giá trị vốn hóa của 30 doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ.

Là một doanh nghiệp đầu tàu trong nền sản xuất của Mỹ, có thể xem Boeing là biểu tượng quan trọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Nhắc đến Boeing là nhớ tới nước Mỹ, và ngược lại.

Thiệt hại khó lường

Tuy nhiên, với vụ rơi máy bay của Lion Air hôm 29/10/2018 và 5 tháng sau đó là của Ethiopian Airlines vào 10/3/2019, đều liên quan đến dòng sản phẩm mới nhất 737 Max, uy tín, thương hiệu và giá trị của Boeing đang bị ảnh hưởng rất lớn.

Giá cổ phiếu Boeing đã rớt hơn 10,3% trong tuần vừa qua, khiến vốn hóa bị thổi bay hơn 25 tỷ USD, trong khi cho đến nay đã có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm bay đối với dòng máy bay này, trong đó có cả Hoa Kỳ, dù biết rằng thị trường hàng không của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Boeing có thể là một phần trong những điều khoản đàm phán thương mại giữa 2 bên trong suốt thời gian qua. Nhưng với các vụ rơi máy bay gần đây, khi nhiều nước cấm bay đối với dòng 737 Max, nếu Trung Quốc hủy bỏ các thương vụ mua máy bay của Boeing thì Mỹ cũng khó có cơ sở để chỉ trích hay lấy đó làm lý do để leo thang thương mại.

Điều tra bước đầu cho thấy các vụ tai nạn xảy ra có thể là do lỗi thiết kế hoặc lỗi phần mềm trên dòng 737 Max. Theo các chuyên gia hàng không, nếu do lỗi thiết kế thì vấn đề với Boeing là rất nghiêm trọng, ngược lại nếu là lỗi phần mềm thì mọi việc có thể đơn giản hơn khi chỉ cần nâng cấp, chỉnh sửa.

Tuy nhiên, có một chi tiết đáng chú ý được đưa ra gần đây là sau khi xảy ra vụ rơi máy bay của Hãng Lion Air vào tháng 10/2018, một bản nâng cấp phần mềm của Boeing đã được dự kiến thực hiện vào tháng 1/2019, nhưng do ảnh hưởng từ việc Chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa 35 ngày và những bất đồng giữa Cục Quản lý hàng không Liên bang (FAA) với nhà sản xuất máy bay này khiến kế hoạch trên bị trì hoãn.

Nếu điều này là thật, không chỉ hình ảnh của Boeing - biểu tượng hàng đầu của nước Mỹ, mà ngay cả chính hình ảnh nước Mỹ đã bị suy giảm nghiêm trọng trong mắt cộng đồng quốc tế.

Cơ hội của các nhà sản xuất khác

Cũng cần biết rằng, Boeing là công ty bị ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, khi Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất của nhà sản xuất máy bay này cả trong quá khứ lẫn tương lai, khi Boeing kỳ vọng Trung Quốc sẽ chi gần 1.100 tỷ USD trong 20 năm tới để mua 7.200 máy bay mới. Tuy nhiên, với cuộc thương chiến vừa qua, Trung Quốc từng đe dọa sẽ không mua các máy bay Boeing theo hợp đồng đã ký mà có thể chuyển sang Airbus như là một biện pháp trả đũa.

Chính vì vậy, Boeing có thể là một phần trong những điều khoản đàm phán thương mại giữa 2 bên trong suốt thời gian qua. Nhưng với các vụ rơi máy bay gần đây, khi nhiều nước cấm bay đối với dòng 737 Max, nếu Trung Quốc hủy bỏ các thương vụ mua máy bay của Boeing thì Mỹ cũng khó có cơ sở để chỉ trích hay lấy đó làm lý do để leo thang thương mại.

Hiện tại, COMAC đang phát triển mẫu máy bay thân hẹp C919 với sức chứa khoảng 170 hành khách. Hãng này xác định, C919 là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các mẫu Boeing 737 Max 8 và Airbus A320. Đây là một phần trong tham vọng xây dựng ngành công nghiệp hàng không và phá vỡ thế độc quyền của các nhà sản xuất phương Tây.

Được biết COMAC cũng chính là khách hàng lớn nhất của Boeing và cũng là đối tác hiện tại khi đồng sở hữu một trung tâm lắp ráp máy bay ở phía nam Thượng Hải, vốn được mở hồi tháng 12 năm ngoái để phục vụ việc giao máy bay 737 Max 8 cho Air China.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Boeing và biểu tượng của nước Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO