“Bổ đề Cơ bản” đã tìm được lời giải

Nguồn VOV| 11/12/2009 07:00

Chứng minh "Bổ đề cơ bản" của GS Toán học Ngô Bảo Châu được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện nổi bật của khoa học thế giới 2009.

“Bổ đề Cơ bản” đã tìm được lời giải

Chứng minh "Bổ đề cơ bản" của GS Toán học Ngô Bảo Châu được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện nổi bật của khoa học thế giới 2009.

GS Toán học Ngô Bảo Châu

Lời giải của “Bổ đề Cơ bản” vừa được Tạp chí Time của Mỹ bình chọn là một trong 10 phát kiến khoa học kiệt xuất nhất thế giới năm 2009.

Vinh quang của người tìm ra lời giải “Bổ đề Cơ bản” hóc búa đã nằm im trong suốt 30 năm qua thuộc về một nhà toán học Việt Nam: Ngô Bảo Châu,

Trong toán học, “Bổ đề cơ bản” có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây được coi là những phần cốt lõi của Công trình toán học nổi tiếng với tên gọi “Chương trình Langlands”, là nền tảng để có được một cái nhìn thống nhất cho nhiều ngành của toán học hiện đại.

Hơn 1 năm trước, Ngô Bảo Châu là người đưa ra được một chứng minh tài tình cho “Bổ đề cơ bản” trong trường hợp tổng quát. Chứng minh này cũng đã được giới toán học thế giới kiểm chứng trong hơn 1 năm qua với kết luận là hoàn toàn chính xác. Việc tìm ra lời giải cho “bài toán hóc búa” này của Ngô Bảo Châu đã giúp giới toán học thế giới thở phào nhẹ nhõm bởi trước đó nhiều nhà toán học giỏi mới chỉ giải được những “bài toán” nhỏ của "Bổ đề cơ bản".

10 phát kiến khoa học thế giới do Time bình chọn

1.Ardi - thuỷ tổ của loài người
2.Giải mã gene di truyền ở người
3.Liệu pháp gene chữa bệnh mù màu
4.Người máy làm khoa học
5.Nuôi cá ngừ trên cạn
6.Phát hiện nước trên mặt trăng
7.Bổ đề cơ bản đã được giải
8.Hệ thống ngoại tuyến nguyên tử
9.Máy gia tốc hạt lớn
10.Khám phá hành tinh mới (hoặc Brown Dwarf)

Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội. Tên tuổi của Ngô Bảo Châu được nhiều người biết đến với thành tích hai lần đạt Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế năm 1988 và 1999.

Sau khi tốt nghiệp PTTH, anh được chọn sang học tại Đại học Tổng hợp Paris 6. Một năm sau đó, anh đã thi đậu vào trường “Ecole Normale Superiere”, trường đại học nổi tiếng nhất của Pháp.

Ngô Bảo Châu bảo vệ luận án Tiến sĩ năm 1997, luận án Tiến sĩ Khoa học năm 2003 tại Pháp. Năm 2004, ở tuổi 32 anh đã được nhận làm Giáo sư tại đại học Tổng hợp Paris 11.

Năm 2004, cùng với Gerard Laumon - một giáo sư trẻ, tài năng của Đại học Tổng hợp Paris 11, Ngô Bảo Châu đã tìm ra chứng minh Bổ đề cơ bản đối với các nhóm unita. Với công trình này, anh cùng với Laumon được tặng Giải thưởng danh giá của Viện toán học Clay 2004.

Việc tìm ra lời giải của “Bổ đề cơ bản” thực sự là một thành tựu kiệt xuất, một vinh dự lớn lao của khoa học Việt Nam. Với lời giải này, Ngô Bảo Châu là người Việt Nam đầu tiên được mời làm Báo cáo viên toàn thể tại Đại hội Toán học Thế giới năm 2010 sẽ diễn ra tại Hyderabad, Ấn Độ (4 năm/lần) cho những người dưới 40 tuổi. Và tại Hyderabad, Ngô Bảo Châu sẽ được nhận Giải thưởng Fields- giải thưởng cao nhất về toán học (tương đương với giải Nobel trong một số ngành khác).

Báo cáo thành tích sau giải Nhất Toán quốc tế với nguyễn TBT Đỗ Mười


Ngô Bảo Châu là nhà toán học Việt Nam hiện đang làm việc tại đại học Tổng hợp Nam Paris Viện nghiên cứu cao cấp (IAS) Princeton, đồng thời là giáo sư của Viện Toán học, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam.

Ngô Bảo Châu và bố, Gs, TSKH Ngô Huy Cẩn tại Paris
Nhà thơ Vũ Quần Phương và Giáo sư Ngô Bảo Châu

Tuy làm việc ở nước ngoài nhưng Ngô Bảo Châu vẫn tích cực đóng góp cho việc đào tạo ngành Toán ở Việt Nam. Khi có dịp về nước, anh tham gia đọc chuyên đề cho sinh viên nhiều trường đại học ở Việt Nam như: Khoa học Tự nhiên-Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học sư phạm Hải Phòng…

Năm 1979 nhà toán học Mỹ gốc Canada Robert Langlands phát biểu một loạt giả thuyết, mà nếu chứng minh được chúng thì chúng ta gần như có được một cái nhìn thống nhất cho nhiều ngành của toán học hiện đại: số học, đại số và giải tích. Công trình của Langlands nổi tiếng với tên gọi “Chương trình Langlands”. Suốt 30 năm qua, Chương trình Langlands thu hút sự quan tâm của những nhà toán học nổi tiếng nhất thế giới. Tuy nhiên, để hoàn tất công việc này, vẫn còn một chướng ngại cực kỳ to lớn, mà trước đây người ta chưa hình dung được hết khó khăn: đó là phải chứng minh “Bổ đề cơ bản”.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
“Bổ đề Cơ bản” đã tìm được lời giải
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO