Bảo tàng trên thế giới: Của để dành

HÀ CÚC| 03/01/2014 01:46

Bất chấp kinh tế khó khăn, các bảo tàng vẫn ăn nên làm ra và đang phát triển số lượng với tốc độ đáng kinh ngạc.

Bảo tàng trên thế giới: Của để dành

Số liệu thống kê cho thấy, trên toàn cầu, số các bảo tàng đã tăng từ khoảng 23.000 hai thập kỷ trước đây lên con số 55.000 hiện nay.

Đọc E-paper

Theo Liên minh Viện bảo tàng Mỹ, năm 2012, các bảo tàng nước này đón 850 triệu khách, nhiều hơn số khách ở tất cả các sự kiện thể thao lớn và công viên giải trí cộng lại.

Ở Anh, hơn phân nửa dân số đến thăm một bảo tàng hay phòng tranh trong năm qua, đây cũng là con số cao nhất kể từ khi chính phủ bắt đầu thu thập số liệu thống kê năm 2005. Bảo tàng Louvre ở Paris, bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới, đã có 10 triệu kháchnăm2012, hơn 1 triệu so với năm 2011.

> Google “mở cửa” các bảo tàng
> Lập bảo tàng - "mốt" mới của đại gia châu Á
> Bảo tàng và tôn vinh thương hiệu
> Thế giới huyền ảo trong bảo tàng Mỹ
> Những bảo tàng có kiến trúc ấn tượng nhất

Trung Quốc sẽ sớm có 4.000 viện bảo tàng, mặc dù vẫn chỉ bằng một phần tư số lượng bảo tàng ở Mỹ, nhưng quốc gia có lịch sử lâu đời này đang chạy đua xây dựng các bảo tàng khắp đất nước. Những con số trên cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các bảo tàng trên khắp thế giới.

Tại các nước phát triển, bảo tàng đang được bảo vệ bởi một loạt các nhóm lợi ích: các tòa nhà mang tính biểu tượng và các bộ sưu tập tuyệt vời thu hút du khách; quy hoạch đô thị coi bảo tàng như một cây đũa thần để đưa khu vực thành phố tàn lụi trở lại cuộc sống; phương tiện truyền thông thích để thổi phồng triển lãm bộ phim bom tấn; và những người giàu có muốn đặt tài sản của họ để làm việc trong các dịch vụ của hoạt động từ thiện...

Đối với những người trẻ tuổi, họ là nguồn gốc của một cái gì đó xác thực và hấp dẫn khi giải trí điện tử của họ bắt đầu trở nên vô vị... Tuy nhiên, số lượng các bảo tàng tăng lên chủ yếu do chính phủ các nước muốn được nhìn nhận là một nền vănhóaphát triển. Họ nhìn thấy bảo tàng như biểu tượng của sự tự tin, địa điểmgiáodục công cộng chongười dân.

Một số quốc gia sẽ sử dụng bảo tàng như dịch vụ văn hóa để thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài. Cùng với làn sóng bùng nổ du lịch, các bảo tàng tại Trung Quốc đã nhận được hơn 500 triệu lượt khách tham quan năm 2012, hơn 100 triệu so với năm 2009. Ví dụ, tại Qatar và Abu Dhabi, một tổ hợp bảo tàng mới được xây dựng để biến vùng Vịnh thành một điểm đến cho du khách từ châu Âu, Nga và NamÁ. Gần đây, các hoạt động xây dựng bảo tàng ở nhiều nước bị ảnh hưởng bởi khó khăn kinh tế.

Chẳng hạn, tại Tây Ban Nha, kinh phí công đã được cắt giảm, vì vậy, rất nhiều bảo tàng mới đã được xây dựng trong hai thập kỷ qua đang phải vật lộn để trang trải chi phí. Thậm chí tại Đức, chính phủ cũng đang cắt giảm kinh phí của nhiều bảo tàng nổi tiếng. Chính vì vậy, các bảo tàng đang phải bung ra nhiều hoạt động kinh doanh để tăng cường nguồn thu.

Các viện bảo tàng chính ở Berlin dự kiến sẽ tăng ít nhất 8,5% ngân sách hoạt động hằng năm bằng tiền bán vé và tài trợ.Một nguồn thukhác là chomượncác tácphẩm nghệ thuật để trưng bày ở nước ngoài. Chẳng hạn, Bảo tàng Gemäldegalerie Berlin có thêm 1,3 triệu USD bằng hợp đồng cho các bảo tàng Nhật Bản mượn nhiều tác phẩm nghệ thuật quý. Bảo tàng Picasso ở Paris tăng 35 - 55 triệu USD cũng từ các hợp đồng tương tự.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Kinh tế Sorbonne, hầu hết du khách nước ngoài đặt chân đến Paris đều dành thời gian để thăm các báu vật trưng bày tại Bảo tàng Louvre và họ đã chi trả đến 391 triệu euro tiền vé cho bảo tàng nàymỗi năm. Nhiều bảo tàng ở Pháp tăng nguồn thu từ nhiều hoạt động kinh doanh đa dạng.

Một nghiên cứu cho biết, có đến 40% khả năng du khách sẽ mua ít nhất một món gì đó ở các bảo tàng. Vì vậy, ở các bảo tàng Pháp hiện nay có rất nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, sách, bưu thiếp. Thậm chí, Bảo tàng Louvre bày bán cả những sản phẩm trị giá nhiều ngàn euro...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bảo tàng trên thế giới: Của để dành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO