Ấn Độ - thị trường "béo bở" của các hãng công nghệ

24/09/2016 06:55

Ấn Độ hiện là thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Quý II/2016 đã có 27,5 triệu smartphone được bán ra, cao hơn 17% so với cùng kỳ năm 2105.

Ấn Độ - thị trường

Ấn Độ hiện là một trong những thị trường trọng điểm của các nhà sản xuất di động hàng đầu, có thể kể đến như Apple hay Samsung. Và ít ai biết được rằng, hầu hết tính năng mới trên smartphone gần đây đều có "khởi nguồn” từ Ấn Độ.

"Thường thì nhu cầu của người dùng tại các thị trường mới nổi sẽ kéo theo sự cạnh tranh giữa các hãng smartphone để đón đầu xu thế. Với một thị trường lớn như Ấn Độ, họ hoàn toàn có thể tác động lên các hãng sản xuất để được trang bị một số tính năng nhất định ở sản phẩm mới", Satish Meena, một nhà phân tích từ Forrester chia sẻ.

Bên cạnh đó, các báo cáo từ IDC cho thấy, Ấn Độ hiện là thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Cụ thể, trong quý II/2016 đã có 27,5 triệu thiết bị được bán ra, cao hơn 17% so với cùng kỳ năm 2015.

Tuy nhiên, theo một ước tính của Ericsson Mobility Report thì đến năm 2021 thì con số trên sẽ còn lớn hơn nữa, với 1,4 tỷ thiết bị.

"Tất cả mọi người nhìn nhận Ấn Độ là một đích đến cho những đổi mới và sáng tạo, đồng thời là một bước đệm trước khi tiến ra biển lớn", Sanjeet Pandit - Phó giám đốc bán hàng khu vực Châu Á của Qualcomm cho biết.

Do đó, chính quyền Ấn Độ đã phát triển một chương trình có tên gọi "Aadhaar". Cụ thể, đây là một cách thức để quản lý công dân, bằng việc áp dụng các công nghệ nhận dạng tiên tiến hiện nay như: vân tay hay quét võng mạc mắt.

Từ đó, người dùng sẽ dễ dàng truy cập vào các dịch vụ của chính phủ như: tiền trợ cấp, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, làm lại hộ chiếu, hay thậm chí là mở tài khoản ngân hàng mà không cần đến giấy tờ và các thủ tục phức tạp.

Hiện tại, đã có hơn 1 tỷ công dân Ấn Độ đăng kí sử dụng Aadhaar. Đây cũng là lý do được chính phủ Ấn Độ đưa ra, nhằm khuyến khích các nhà sản xuất smartphone tạo nên các thiết bị sử dụng công nghệ bảo mật quét võng mạc, phục vụ người dân nước này.

Piyush Peshwani, một trong những người đứng đầu chương trình Aadhaar cho biết: "Ấn Độ đang có những bước tiến vượt bậc. Mục tiêu của chúng tôi là hướng đến một đất nước không giấy, không tiền mặt và mọi hệ thống đều tự động. Bên cạnh đó, đây cũng là một thị trường rất tiềm năng. Nếu các nhà sản xuất smartphone trang bị công nghệ Iris, họ chắc hẳn sẽ thu về bộn tiền".

Ở thời điểm hiện tại, Samsung đang chiếm 25% thị phần ở Ấn Độ, đồng thời cũng là công ty duy nhất bắt tay với chính phủ này trong chương trình Aadhaar.

Cụ thể, hãng này đã tung ra máy tính bảng Galaxy Tab Iris với mức giá 200 USD dành riêng cho Ấn Độ. Chức năng chính của nó là hệ thống nhận dạng mống mắt, từ đó đơn giản hoá các thủ tục như đã nói ở trên.

Và gần đây nhất là cả Galaxy Note 7 cũng được trang bị cảm biến quét võng mạc Iris nhưng đáng tiếc đã gặp phải sự cố về pin.

Tất nhiên, các nhà sản xuất khác không thể khoanh tay đứng nhìn. Theo đó, hồi háng 7 vừa qua, nhà chức trách Ấn Độ đã tiến hành những cuộc họp với Qualcomm, Apple, Google, Microsoft, Samsung và Micromax để bàn luận về việc phát triển thêm thiết bị phù hợp với chương trình Aadhaar của nước này.

Apple đã từ chối tham gia, mặc dù hãng này rất chú trọng vào thị trường Ấn Độ. Trong khi đó, Google, Microsoft và cả Micromax đều chưa đưa ra phản hồi gì.

Có thể thấy, các ông lớn đến từ Mỹ đang tỏ ra khá dè chừng trong việc hợp tác với chính phủ Ấn Độ. Bởi lẽ, họ đang cảm thấy lo ngại các vấn đề về thương mại, cũng như quyền bảo mật riêng tư, dù cho các nhà chức trách đã hứa sẽ tạo điều kiện rất lớn.

Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ cũng cho thấy sự hứng thú với các tập đoàn Châu Á. Sau máy tính bảng đến từ Samsung, một thiết bị thứ 2 phù hợp với Aadhaar sẽ ra mắt vào tháng 11/2016. Được biết, sản phẩm này là thành quả của việc hợp tác giữa một trường đại học ở Bắc Kinh và một nhóm startup Ấn Độ.

Tất nhiên, chính phủ Ấn Độ cũng nhận ra Aadhaar sẽ là một mục tiêu béo bở đối với tội phạm mạng. Hiện tại, các kỹ sư của Aadhaar đang chú tâm vào việc mã hoá thông tin người dùng, đồng thời xây dựng các hệ thống bảo mật mạnh mẽ.

>Từ “giấc mơ Mỹ” đến “giấc mơ Ấn Độ”

>Trung Quốc và Ấn Độ trước thách thức tăng trưởng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ấn Độ - thị trường "béo bở" của các hãng công nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO