168 triệu đứa trẻ không có tuổi thơ

THỤY KHA| 30/10/2014 07:04

Gốc rễ của nạn lao động trẻ em là những gia đình nghèo khổ đang cần tiền để chi trả cho cái ăn. Vì vậy, cần phải cung cấp cho cha mẹ các nguồn lực tài chính để họ không phải đẩy con em mình vào các nhà máy kiếm sống thay vì gửi chúng đến trường.

168 triệu đứa trẻ không có tuổi thơ

Lao động trẻ em vẫn còn phổ biến trên thế giới. Làm thế nào để loại bỏ tình trạng này?

Đọc E-paper

Giải Nobel Hòa bình năm nay đã được trao cho nhà giáo dục Kailash Satyarthi (17 tuổi, người Pakistan) và nhà hoạt động Yousafzai (Ấn Độ), nhằm công nhận những nỗ lực của họ trong các hoạt động bảo vệ quyền trẻ em.

Trong đó, Satyarthi đã vận động một chiến dịch toàn cầu chống lao động trẻ em liên quan đến hơn 2.000 tổ chức xã hội dân sự trên thế giới. Liên minh Nam Á về Servitude trẻ em đã đột kích nhiều nhà máy trên khắp Ấn Độ và giải phóng hơn 40.000 lao động.

Giải Nobel của ôngYousafzai càng khiến thế giới chú ý hơn vấn đề lao động trẻ em. Thực tế, không dễ dàng để chấm dứt hiện trạng lao động trẻ em ở các nước nghèo. Các luật cấm trẻ em dưới 14 hoặc 16 tuổi lao động thực sự có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn.

Bởi vì, gốc rễ của nạn lao động trẻ em là những gia đình nghèo khổ đang cần tiền để chi trả cho cái ăn. Vì vậy, cần phải cung cấp cho cha mẹ các nguồn lực tài chính để họ không phải đẩy con em mình vào các nhà máy kiếm sống thay vì gửi chúng đến trường.

Văn phòng Lao động Quốc tế ước tính có khoảng 168 triệu lao động trẻ em, giảm một phần ba kể từ năm 2000. Trong số này, khoảng 4% lao động trẻ em đang bị cưỡng bức hoặc lao động, làm nghề mại dâm, hoặc phải chiến đấu trong cuộc xung đột vũ trang. Phần lớn số còn lại lao động trong các nhà máy, công xưởng hoặc làm việc gia đình.

Mặc dù thế giới đã lên tiếng cảnh báo doanh nghiệp về nạn sử dụng lao động trẻ em nhưng vẫn có những cáo buộc về tình trạng trẻ em bị sử dụng như những lao động giá rẻ, ngay cả trong những tập đoàn lớn.

Chẳng hạn, theo điều tra của tổ chức có tên là "China Labor Watch" của Mỹ, một số thiếu niên ở độ tuổi 14 - 15 thường xuyên phải làm công việc lắp ráp điện thoại thông minh (smartphone) trong một công ty của Tập đoàn Samsung tại Trung Quốc với thời gian 11 giờ/ngày vào ban đêm, tiền công là 0,9 euro/giờ (tương đương 1,2 USD).

Số tiền này chỉ bằng một nửa so với mức lương của người lớn.

Trẻ em làm việc trong trang trại gia đình hoặc trong doanh nghiệp gia đình lao động trung bình gần 27 giờ một tuần. Dù có được đi học thì chất lượng học tập của những đứa trẻ này không được đảm bảo.

Ngoài ra, chúng có thể bị tiếp xúc với hóa chất và thuốc trừ sâu nguy hiểm, đặc biệt là ở trang trại. Tỷ lệ thương tật từ lao động trẻ em trong nông nghiệp là 12%, cao hơn so với tỷ lệ 9% trong các ngành công nghiệp.

Nền kinh tế gia đình phức tạp cho thấy lý do tại sao luật chống lao động trẻ em có thể phản tác dụng. Chẳng hạn, Ấn Độ thông qua luật chống lại lao động trẻ em tại các nhà máy năm 1986.

Các nhà kinh tế Prashant Bharadwaj và Leah Lakdawala nghiên cứu tỷ lệ lao động trẻ em trước và sau khi có lệnh cấm. Họ nhận thấy kết quả là tiền lương cho trẻ em giảm xuống nhưng số giờ lao động tăng lên.

Nguyên nhân là đối với các gia đình nghèo, nếu những đứa con kiếm không đủ tiền thì họ sẽ buộc chúng phải lao động nhiều hơn.

Một số quốc gia đã thực hiện chương trình trả tiền cho các gia đình nghèo có trẻ em để chúng được đến trường học. Chẳng hạn, chương trình Opportunidades của Mexico trả tiền cho các bà mẹ nghèo có con ở tuổi đi học, số tiền này bằng hai phần ba số tiền mà đứa con đó có thể kiếm được nếu buộc phải đi làm.

Tiền chỉ được trao khi các em còn theo học tại trường, được kiểm tra sức khỏe định kỳ, hay khi các em bé dưới 7 tuổi và các thai phụ dùng thêm các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng.

Đến nay, chương trình được áp dụng rộng rãi, từ những khu nhà ổ chuột tại Brazil cho đến những ngôi làng tại Nicaragua và Mexico. Chương trình này đã làm giảm tỷ lệ lao động trẻ em gần 25%.

>Lao động trẻ em: Những con số giật mình
>Thế giới còn 168 triệu lao động trẻ em

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
168 triệu đứa trẻ không có tuổi thơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO