Từ "ao làng" ra biển lớn

PHƯƠNG CHI| 10/12/2013 00:45

Thực tế, cứ kỳ SEA Games nào diễn ra thì đề tài có nên tổ chức SEA Games lại được đem ra bàn xới. Và câu trả lời vẫn rất rõ ràng: SEA Games vẫn rất cần thiết, đặc biệt với những quốc gia mới mở cửa như Myanmar.

Từ

Thực tế, cứ kỳ SEA Games nào diễn ra thì đề tài có nên tổ chức SEA Games lại được đem ra bàn xới. Và câu trả lời vẫn rất rõ ràng: SEA Games vẫn rất cần thiết, đặc biệt với những quốc gia mới mở cửa như Myanmar.

>SEA Games hay... hội làng?

Đọc E-paper

SEA Games còn là dịp để Myanmar giới thiệu văn hóa dân tộc với thế giới

Đây rõ ràng là dịp để Myanmar chứng tỏ với thế giới rằng họ đã sẵn sàng hội nhập với thế giới sau một thời gian dài tự cô lập với bên ngoài. Myanmar vốn là thành viên sáng lập của Đại hội Thể thao Đông Nam Á và lần gần nhất họ làm chủ nhà của đại hội này là năm 1969, tức cách nay đã hơn 40 năm.

Do đó, dù có hơi khập khiễng, nhưng SEA Games với Myanmar cũng tương tự như Trung Quốc tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008! Với ý nghĩa đó thì việc Myanmar giới thiệu các môn truyền thống của họ cũng là điều hợp lý, như Trung Quốc đã giới thiệu Wushu với thế giới hồi năm 2008.

Xét về mặt thể thao, đúng là SEA Games chỉ là sân chơi vùng trũng, song thật sai lầm khi nói nó không cần thiết. Vấn đề là ở chỗ mỗi quốc gia cần tự xác định mình sẽ tham dự SEA Games với mục tiêu như thế nào. Có thể lấy cầu lông Malaysia làm ví dụ. Ở môn này thì họ đã có vận động viên đẳng cấp cao nhất là tay vợt số 1 thế giới Lee Chong Wei.

Dĩ nhiên, Malaysia sẽ không cử Lee đến Myanmar, vì chẳng ai dùng dao mổ trâu để giết bò cả. Trong trường hợp ấy, họ sẽ cử các vận động viên trẻ tới SEA Games và kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á sẽ là đợt tập dượt tuyệt vời dành cho lớp kế cận.

Ngày nay, hầu hết các quốc gia trong khu vực đều có tâm lý chung như thế. Đúng là thể thao Đông Nam Á cần phải khẳng định mình ở những đại hội đẳng cấp cao hơn như ASIAD hay Olympic. Song, nếu không kinh qua SEA Games thì lấy đâu kinh nghiệm để vươn ra biển lớn?

Vẫn lấy Trung Quốc làm ví dụ, để có được thành công ở Olympic London 2011, họ đã có đợt tổng dượt cực kỳ bài bản ở ASIAD Quảng Châu 2010. Do đó, các nhà hoạch định thể thao cần coi SEA Games là dịp để chuẩn bị lực lượng cho những mục tiêu xa hơn.

Cụ thể, mạnh dạn cử các vận động viên trẻ thử lửa ở kỳ đại hội này, đặc biệt là ở những môn có thế mạnh và các môn thể thao Olympic, còn những môn kiểu hội làng thì tham dự cho có để "ủng hộ bạn bè”.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao Vương Bích Thắng, thể thao Việt Nam cũng đã xây dựng mục tiêu dài hạn, coi SEA Games lần này là đợt chuẩn bị cho ASIAD 2019 tổ chức tại Hà Nội.

Mục tiêu của thể thao Việt Nam khi ấy là lọt vào top 10 châu lục. Mục tiêu đó, theo các chuyên gia, thì cũng không quá xa vời, nhưng với điều kiện là các nhà hoạch định đừng để những tấm huy chương SEA Games làm mờ mắt mà chạy theo căn bệnh thành tích người ta vẫn nhắc tới bấy lâu nay.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Từ "ao làng" ra biển lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO