Khủng bố ở Paris: Lo cho Euro 2016

PHƯƠNG CHI| 17/11/2015 05:32

Paris, trái tim của châu Âu, đã không còn là nơi an toàn sau vụ khủng bố kinh hoàng khiến 132 người thiệt mạng vào thứ Sáu ngày 13/11...

Khủng bố ở Paris: Lo cho Euro 2016

Paris, trái tim của châu Âu, đã không còn là nơi an toàn sau vụ khủng bố kinh hoàng khiến 132 người thiệt mạng vào thứ Sáu ngày 13/11. Và giờ đây, nhiều người đã rùng mình khi nghĩ đến ngày hội bóng đá châu Âu diễn ra tại Pháp vào năm tới, khi trận chung kết sẽ được tổ chức tại sân Stade de France.

Đọc E-paper

Sân đấu nằm ở ngoại ô Paris này chính là một trong những địa điểm bị đặt bom trong cái đêm ác mộng 13/11, và ban tổ chức đã phải mở cửa để khán giả tràn xuống sân, tránh những sự cố đáng tiếc khi ra đường về nhà vào thời điểm đó.

Những thông tin được giải mật sau này càng khiến nhà chức trách giật mình, bởi một trong những kẻ khủng bố đã có vé xem trận giao hữu Pháp - Đức ngày hôm ấy, nhưng đã không vào sân sau khi thấy phải kiểm tra an ninh.

Điều gì sẽ xảy ra nếu như hắn lọt được vào sân vận động đang có 80.000 người tụ tập, bao gồm cả Tổng thống Pháp François Hollande?

Rõ ràng, an ninh sẽ là vấn đề lớn nhất cho vòng chung kết Euro 2016, cũng như bất cứ đại hội thể thao nào sau đây, ở bất cứ đâu trên Trái đất này.

Không đâu là an toàn cả, bởi những kẻ cực đoan không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để có thể đạt được mục đích của chúng. Vậy nên, vấn đề đặt ra là các nhà chức trách cũng như tất cả mọi người sẽ làm thế nào để đương đầu với chủ nghĩa khủng bố?

Đương nhiên, các biện pháp kiểm tra an ninh ngặt nghèo sẽ được áp dụng một cách cứng rắn nhất có thể. Những chính sách "diều hâu" cũng sẽ được áp dụng, điển hình là việc Pháp ngay sau đó đã mở những đợt không kích nhắm vào thành trì của IS ở Syria.

Nhưng điều quan trọng là thế giới cần đoàn kết lại để chống chủ nghĩa khủng bố như lời kêu gọi của nhiều nhà lãnh đạo thế giới.

Mà vấn đề này xem ra rất khó, bởi lợi ích quốc gia bao giờ cũng được các nước đặt lên hàng đầu, mà lợi ích của nhiều nước lớn lại khác biệt, thậm chí đối lập nhau.

Đơn cử như việc coi những tổ chức nào ở Syria là khủng bố cũng không phải là chuyện đơn giản. Bởi kẻ bị nước này coi là khủng bố thì lại là đồng minh của nước kia.

Thế nên, chuyện ở một quốc gia xa xôi, người ta cãi nhau vì chuyện có nên đổi avatar hình quốc kỳ Pháp cũng là điều dễ hiểu, vì tại đó vẫn tồn tại nhiều luồng tư tưởng đối lập nhau.

Nhưng chẳng lẽ, việc làm mang ý nghĩa nhân văn như xót thương các nạn nhân của khủng bố lại khó đến vậy?

>Cách ứng phó khi gặp khủng bố trên đường đi du lịch

>Paris tan hoang, hoảng loạn sau hàng loạt cuộc tấn công

>Sau cuộc tấn công, du khách có ruồng rẫy Paris?

>Thế giới tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát ở Paris

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Khủng bố ở Paris: Lo cho Euro 2016
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO