FIFA: Cuộc đối đầu của những ông lớn

PHƯƠNG CHI| 03/11/2015 05:02

Chính trị không được phép can thiệp vào bóng đá. Đó là khẩu hiệu thường được các quan chức FIFA phát biểu, đến mức nhàm chán, và họ sẵn sàng phạt nặng các liên đoàn thành viên không tuân thủ điều này.

FIFA: Cuộc đối đầu của những ông lớn

Chính trị không được phép can thiệp vào bóng đá. Đó là khẩu hiệu thường được các quan chức FIFA phát biểu, đến mức nhàm chán, và họ sẵn sàng phạt nặng các liên đoàn thành viên không tuân thủ điều này. Mới nhất là Indonesia bị loại khỏi tất cả các giải đấu do FIFA tổ chức do chính phủ can dự vào chuyện nội bộ của liên đoàn bóng đá.

Đọc E-paper

Tuy nhiên, với các quan chức FIFA thì nói không đi đôi với làm. Tuần qua, Chủ tịch FIFA Sepp Blatter, người đang bị đình chỉ chức vụ trong 90 ngày do bê bối nhận hối lộ, đã tiết lộ chuyện động trời với hãng tin Nga TASS.

Blatter nói rằng, hồi năm 2010, Ủy ban Điều hành FIFA gồm 22 thành viên đã bí mật thỏa thuận sẽ trao quyền đăng cai World Cup 2018 cho Nga từ trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu bầu chọn. Đổi lại, Mỹ sẽ nhận quyền đăng cai giải vô địch bóng đá thế giới 4 năm sau đó.

Nhưng kế hoạch đó đã thay đổi vào phút chót. Vị chủ tịch người Thụy Sĩ kể rằng Chủ tịch UEFA Michel Platini, người cũng đang bị đình chỉ chức vụ như Blatter, đã có cuộc gặp bí mật với hoàng tử Qatar (giờ đang trị vì quốc gia này) cùng với Tổng thống Pháp khi đó là Nicolas Sarkozy.

Sau bữa ăn trưa lịch sử ấy, châu Âu đã quay ngoắt lại bỏ phiếu cho Qatar trong cuộc đua giành quyền đăng cai World Cup 2022 thay vì cho Mỹ như thỏa thuận trước đó.

Quá cay cú vì thất bại, Mỹ và Anh (thua trong cuộc đua World Cup 2018) đã phát động cuộc điều tra nhắm vào FIFA, dẫn đến việc cả Blatter lẫn Platini đều bị treo giò như bây giờ.  Theo Blatter thì mọi chuyện lẽ ra đã suôn sẻ nếu như Anh, Pháp và Mỹ không phá đám.

Các công tố viên Mỹ và Thụy Sĩ chưa lên tiếng rằng họ có xem xét đến tiết lộ của ông Blatter trong cuộc điều tra hay không, song thế giới bóng đá đều mặc nhiên cho rằng đó là sự thật. Khi không còn gì để mất, Blatter muốn tung hê tất cả.

Và khi tấm màn nhung rớt xuống, tất cả đều nhận ra một sự thật phũ phàng: bóng đá thật ra cũng là cuộc chơi chính trị của những nước lớn.

Chẳng hạn, World Cup phải được chia đều cho 2 cường quốc hàng đầu Nga - Mỹ. Nếu có những kẻ phá đám thì chỉ có thể là những quốc gia tư bản lõi đời như Anh, Pháp cùng những kẻ lắm tiền nhiều của như Qatar.

Nghĩa là lợi ích chính trị của các nước lớn sẽ chi phối tất cả những mối quan hệ quốc tế ngày nay, từ trái bóng tròn cho đến những vấn đề to tát hơn như tự do hàng hải và những mỏ dầu lớn nằm ở ngoài khơi.

Trong cuộc chơi đó, các nước nhỏ chẳng có bất cứ quyền định đoạt gì, trừ phi họ có nhiều tiền như Qatar!

>Những "tuyệt chiêu" hối lộ ở Hàn Quốc

>Bio-Rad thừa nhận hối lộ quan chức Việt Nam

>Giới trẻ châu Á thỏa hiệp với nạn hối lộ

>Trung Quốc điều tra vụ hãng dược Sanofi hối lộ 500 bác sĩ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
FIFA: Cuộc đối đầu của những ông lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO