Chủ tịch Indian Wells Masters: Bài học về phát ngôn và nhận thức

PHƯƠNG CHI| 22/03/2016 04:45

Làng quần vợt thế giới lại một phen nổi sóng bởi những phát ngôn mang tính kỳ thị giới tính của Giám đốc giải Indian Wells, ông Raymond Moore.

Chủ tịch Indian Wells Masters: Bài học về phát ngôn và nhận thức

Làng quần vợt thế giới lại một phen nổi sóng bởi những phát ngôn mang tính kỳ thị giới tính của Giám đốc giải Indian Wells, ông Raymond Moore. Ngay trước hai trận chung kết nam (Novak Djokovic - Milos Raonic) và nữ (Serena Williams - Victoria Azarenka), ông Moore đã nói: "Nếu tôi là một tay vợt nữ, hằng đêm tôi sẽ quỳ xuống tạ ơn Chúa vì đã sinh ra Roger Federer, Rafael Nadal. Các tay vợt nữ chỉ ăn theo các tay vợt nam".

Đọc E-paper

Phát biểu của ông Moore đương nhiên đã gây nên tranh cãi lớn và không ngạc nhiên khi người lên tiếng đầu tiên là tay vợt nữ số 1 thế giới Serena Williams.

Phát biểu sau trận chung kết, nơi Serena bất ngờ để thua Azarenka, đồng thời có sự góp mặt của ông Moore ở phần trao giải, tay vợt người Mỹ cho hay: "Tôi không nghĩ rằng phụ nữ nên quỳ gối cảm ơn ai đó. Tôi nghĩ rằng nhiều phụ nữ, thậm chí là cả đàn ông thích xem những trận đấu quần vợt nữ. Chúng tôi là những người phụ nữ và sẽ không bao giờ quỳ gối".

Thực tế, Serena đã từng có xích mích với Ban Tổ chức giải Indian Wells và đó là lý do cô đã từng vắng mặt suốt một thời gian dài ở giải đấu tổ chức tại California, trước khi trở lại hồi năm ngoái. Nhưng đó cũng không phải lý do chính khiến cô có phản ứng mạnh.

Hồi năm ngoái, trận chung kết US Open nội dung đơn nữ mà cô tham dự đã bán hết vé trước cả trận chung kết đơn nam, điều chưa từng xảy ra trong lịch sử trước đó.

Chính vì thế, Serena đã đáp lại một cách đanh thép phát biểu của ông Moore: "Xin lỗi, cho hỏi Roger (Federer) có dự trận chung kết đó không, hay Rafa (Nadal) nữa?".

Từ lâu nay, Serena và cả Azarenka cũng đã tham gia vào phong trào do huyền thoại Billie Jean King, người sáng lập WTA, khởi xướng để kêu gọi các giải đấu có sự công bằng tiền thưởng giữa nam và nữ.

Và cũng không chỉ có họ, nhiều tên tuổi nam giới cũng đã lên tiếng ủng hộ. Huyền thoại John McEnroe đã công khai kêu gọi Moore từ chức vì tuyên bố gây tranh cãi của ông ta.

Có thể nói, chính những phát ngôn gây tranh cãi đó đã giúp nâng cao nhận thức của mọi người về bình đẳng giới trong thể thao cũng như nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Bởi chính những người thốt ra những câu nói mang tính kỳ thị đó đã thể hiện sự yếu kém của mình, chí ít là về mặt nhận thức xã hội.

>Serena Williams: Cần niềm tin và sự kiên nhẫn

>2016 - Năm phục hưng của Rafael Nadal?

>Djokovic và Federer: Cuộc đua 100 triệu USD

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chủ tịch Indian Wells Masters: Bài học về phát ngôn và nhận thức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO