Bóng đá kịch bản Hollywood

PHƯƠNG CHI| 02/07/2014 04:11

25 triệu khán giả Mỹ đã xem trận hòa kịch tính giữa đội nhà và Bồ Đào Nha ở vòng đấu bảng World Cup 2014. Tổng thống Mỹ Barack Obama mở màn bài phát biểu về vấn đề nhập cư ở bang Minnesota bằng việc chúc mừng đội quân của Juergen Klinsmann lọt vào vòng hai, sau khi đã xem trận Mỹ - Đức từ trên chuyên cơ Air Force One.

Bóng đá kịch bản Hollywood

25 triệu khán giả Mỹ đã xem trận hòa kịch tính giữa đội nhà và Bồ Đào Nha ở vòng đấu bảng World Cup 2014. Tổng thống Mỹ Barack Obama mở màn bài phát biểu về vấn đề nhập cư ở bang Minnesota bằng việc chúc mừng đội quân của Juergen Klinsmann lọt vào vòng hai, sau khi đã xem trận Mỹ - Đức từ trên chuyên cơ Air Force One.

Đọc E-paper

Tờ New York Daily News thậm chí còn giăng kín trang nhất bằng hình ảnh chiếc Cúp Vàng thế giới. Chưa bao giờ người Mỹ lại lên cơn sốt bóng đá lớn đến vậy. Con số 25 triệu nói trên còn nhiều hơn cả các trận chung kết giải bóng rổ hay bóng chày, những môn thể thao vốn được cho là phổ biến nhất ở Mỹ. Tờ Guardian ở Anh, quê hương môn bóng đá, kết luận: Người Mỹ rốt cục cũng đã thực sự thích bóng đá.

Trước đó, xứ sở cờ hoa từng bị xem là thành trì cuối cùng mà môn thể thao vua chưa thể chinh phục. Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã tốn rất nhiều công sức để phổ biến trái bóng tròn đến xứ sở của bóng bầu dục, nơi người ta gọi "Rugby" là "Football", còn "Football" như chúng ta quen gọi là "Soccer". Những tưởng sau World Cup 1994 tổ chức trên đất Mỹ, bóng đá sẽ ngự trị ở mảnh đất màu mỡ này, song dù cho đội tuyển bóng đá nữ Mỹ đã vài lần vô địch thế giới hay giành huy chương vàng Olympic, bóng đá vẫn bị người Mỹ bỏ qua, cho tới World Cup 2014.

Theo tờ Guardian, sở dĩ bóng đá khó phát triển ở Mỹ vì các giải thể thao nhà nghề nước này phát triển không giống ai, theo đường lối còn hơn cả Liên Xô cũ! Theo đó, các cầu thủ không ký hợp đồng với CLB mà với Ban tổ chức giải, sau mỗi mùa, Ban tổ chức lại xếp hạng cầu thủ theo các mức rồi phân chia đồng đều để tránh tình trạng kiểu Real Madrid luôn thắng Vallecano 5, 6 bàn như trong bóng đá. Rồi các cầu thủ được phép thành lập công đoàn để đấu tranh với giới chủ.

Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh rằng bóng đá có thể vượt qua mọi đường biên giới về thể chế, tôn giáo, sắc tộc, nên không lý do gì mà nó không thể chinh phục người Mỹ bởi cảm xúc mà nó đem lại. Trận Mỹ hòa Bồ Đào Nha 2-2 là một ví dụ tuyệt vời để chứng minh điều đó khi hai đội có màn rượt đuổi tỷ số nghẹt thở chẳng kém gì phim hành động của Hollywood. Đặc sản kiểu Mỹ là thế chứ là đâu!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bóng đá kịch bản Hollywood
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO