Bóng đá châu Á ngụp lặn trong vùng trũng

HẢI MINH| 25/06/2014 03:43

Bóng đá Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, vẫn đang cố thoát khỏi cái tiếng chỉ là "vùng trũng" của bóng đá châu Á. Nhưng châu Á cũng chỉ là "vùng trũng" của bóng đá thế giới, mà màn trình diễn nghèo nàn của các đại diện ở World Cup 2014 là ví dụ điển hình.

Bóng đá châu Á ngụp lặn trong vùng trũng

Bóng đá Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, vẫn đang cố thoát khỏi cái tiếng chỉ là "vùng trũng" của bóng đá châu Á. Nhưng châu Á cũng chỉ là "vùng trũng" của bóng đá thế giới, mà màn trình diễn nghèo nàn của các đại diện ở World Cup 2014 là ví dụ điển hình.

Đọc E-paper

Thất bại của Hàn Quốc trước Algeria tiêu biểu cho thất bại của châu Á ở World Cup 2014.

Tám trận đấu đã trôi qua và châu Á vẫn đang mỏi mòn chờ chiến thắng đầu tiên ở World Cup, và những trục trặc của châu Á ở Brazil cho thấy các vấn đề cố hữu của châu lục đông dân nhất, nhưng vẫn là chậm tiến nhất hành tinh trong môn thể thao vua.

Úc được dự báo từ sớm là sẽ bị loại và họ đã bị loại sau hai trận thua trước các đối thủ mạnh hơn, trong khi Nhật Bản, Iran và Hàn Quốc nhiều khả năng cũng không qua nổi vòng bảng với mỗi đội chỉ kiếm được một điểm cho tới giờ. Nếu mọi việc diễn ra như dự kiến, châu Á sẽ là châu lục duy nhất trong năm liên đoàn thành viên của FIFA tranh tài tại Brazil không có đại diện nào ở vòng đấu loại trực tiếp.

>Cách kiếm tiền của các câu lạc bộ bóng đá danh tiếng
>Bóng đá và cái... nón lá
>Khi doanh nhân làm bóng đá
>Bóng đá quốc tế đến Việt Nam: Nơi các thương hiệu đua tỏa sáng
>Khai mạc Giải bóng đá Doanh nhân Sài Gòn 2014 - Cúp MPE
>Bóng đá không thay được bánh mì

"Các đội châu Á phạm cùng sai lầm hết năm này tới năm khác, nên họ sẽ không bao giờ ở cùng trình độ với các đội châu Âu và Nam Mỹ” - huấn luyện viên đội tuyển Iran Carlos Queiroz nói - Vấn đề nằm ở hệ thống các giải đấu, hệ thống huấn luyện và tổ chức. Bạn không thể copy nguyên bản như châu Âu vì vào ngày mà các bạn nghĩ mình đã ở gần họ, thì họ đã tiến thêm một bước, vì họ cũng tiến bộ. Nhưng các quan chức bóng đá ở châu Á kiên trì copy kiểu của châu Âu và hết năm này tới năm khác, khoảng cách ngày càng lớn hơn. Thật đáng tiếc vì 60% doanh số bóng đá toàn cầu tới từ châu Á, nhưng bóng đá ở đó lại có chất lượng thấp nhất".

Đội vô địch châu Á Nhật Bản gây thất vọng lớn ở Brazil, dù đã đầu tư rất mạnh tay và có một giải J-League gần như là hàng đầu châu lục. "Tôi rất chờ đợi Nhật Bản sẽ chơi tốt trên sân vì ngoài sân, họ đã làm đúng mọi chuyện. Mô hình Nhật Bản là tấm gương cho tất cả ở AFC", huấn luyện viên người Anh Steve Darby, từng dẫn dắt nhiều đội bóng ở châu Á từ Úc tới Bahrain, nói với Reuters. "Nhật Bản có những mục tiêu dài hạn, không như nhiều nước chỉ có mục tiêu ngắn hạn dựa trên các kết quả tức thời, họ cũng có một giải đấu mạnh, một hệ thống đào tạo trẻ được tổ chức bài bản", ông nhận xét.

Hàn Quốc gây thất vọng sau khi thua 2-4 trước Algeria sau trận hòa đầy hứa hẹn, dù tẻ ngắt, trước Nga. Queiroz thì luôn nói Iran cần một phép màu nếu muốn vượt qua vòng bảng bởi sự chuẩn bị "nghiệp dư” của họ. "Với tư cách chung của cả châu Á, thách thức tiếp theo không phải là tham dự World Cup, mà là để lại những dấu ấn thực sự ý nghĩa", huấn luyện viên trưởng đội tuyển Úc Ange Postecoglou nói.

Bộ tứ đại diện cho châu Á tới World Cup với nhiều trách nhiệm, bởi một mảng màu tối tăm sau lưng. Jordan bị hạ nhục 5-0 trên sân nhà dưới tay Uruguay ở trận lượt đi play-off giành vé cuối cùng dự World Cup. Chủ tịch AFC người Bahrain Salman Bin Ibrahim Al-Khalifa đã phải hành động với việc vận động quyết liệt ở FIFA để đảm bảo từ giờ các đội châu Á sẽ chỉ phải đá trận play-off với những đối thủ tới từ châu Đại Dương. Nhưng điều đó là vô ích nếu như đẳng cấp hiện giờ giữa châu Á và phần còn lại của thế giới không được thu hẹp.

Ở World Cup Nam Phi 2010, CHDCND Triều Tiên bị Bồ Đào Nha đã bại 7-0, trong khi Saudi Arabia cũng thua Đức 0-8 ở vòng bảng năm 2002, những thất bại lớn nhất kể từ khi El Salvador thua Hungary 1-10 ở World Cup 1982. Qatar, chủ nhà World Cup 2022, từng thua 1-5 ở một trận vòng loại với Uzbekistan mới năm ngoái.

Hiện giờ chỉ có khoảng ba đội ở châu Á là đủ khả năng khi ra khỏi châu lục gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran, tốp thứ hai lẽ ra phải mạnh hơn, bao gồm Bahrain, Jordan, Saudi và tất nhiên lúc nào cũng phải kể tới Trung Quốc. Giống như các xã hội ở châu Á, có những nhóm quốc gia bóng đá siêu giàu và những nước cực nghèo, có lẽ châu Á cần thêm "tầng lớp trung lưu" trong bóng đá, để giới tinh hoa của họ mạnh mẽ hơn", Darby nói.

Dù các đội châu Á chỉ thắng 14 trận ở 20 kỳ World Cup đã qua và chỉ 6 đội từng vượt qua vòng bảng, nhưng là một châu lục hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt.

Chủ tịch FIFA Sepp Blatter từng nói với các thành viên của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) năm ngoái rằng "Quý vị là một siêu cường", khi ông khuyến khích họ vận động tăng thêm số suất dự World Cup hiện giờ, bốn suất rưỡi. Nhưng những người chỉ trích nói nhà lãnh đạo bóng đá người Thụy Sĩ chỉ đang tìm cách chạy phiếu cho cuộc bầu cử chủ tịch FIFA sắp tới, với AFC có tới 46 thành viên, và nổi tiếng vì những đường dây mua bán độ quy mô toàn cầu hơn là sức mạnh ở World Cup.

"Tôi cho rằng Sepp Blatter chỉ nói những gì hợp với mục tiêu chính trị của ông ấy ở thời điểm đó. Tôi không tin rằng phong độ của các đội châu Á sẽ thay đổi nhiều. Vấn đề chỉ thuần túy là chính trị và AFC có rất nhiều phiếu. Một phiếu của Bhutan cũng tương đương một phiếu của Đức hay Anh", Darby bình luận.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bóng đá châu Á ngụp lặn trong vùng trũng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO