Bản quyền bóng đá và nguyên tắc thị trường

PHƯƠNG CHI| 19/04/2016 05:18

Rất nhiều chuyên gia bóng đá cũng như truyền hình đã đồng loạt lên tiếng kêu gọi tẩy chay giải bóng đá Ngoại hạng Anh, "món ăn" quen thuộc với người xem truyền hình ở Việt Nam từ hơn chục năm qua.

Bản quyền bóng đá và nguyên tắc thị trường

Rất nhiều chuyên gia bóng đá cũng như truyền hình đã đồng loạt lên tiếng kêu gọi tẩy chay giải bóng đá Ngoại hạng Anh, "món ăn" quen thuộc với người xem truyền hình ở Việt Nam từ hơn chục năm qua. Lý do là bản quyền Premier League (cho 3 mùa giải 2016-2019) đã tăng chóng mặt trong khi đơn vị giữ bản quyền (MP&Silva) không chịu bán cho Hiệp hội Truyền hình trả tiền (VNPayTV), còn VNPayTV thì không muốn để đơn vị nào đứng ra đàm phán riêng lẻ.

Đọc E-paper

Lý lẽ của VNPayTV là nhằm "bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng", muốn liên kết nhằm không để MP&Silva đẩy giá lên cao, cũng như tránh tình trạng độc quyền như đã từng xảy ra với gói bản quyền 3 mùa giải trước.

Trong khi đó, MP&Silva viện dẫn lý do Ban tổ chức Premier League không cho phép đàm phán với các liên doanh, nhóm các đài truyền hình, đồng thời khi bán là phải đảm bảo các nguyên tắc của tự do thương mại.

Những lý lẽ mang tính "dân túy" của VNPayTV đương nhiên dễ khiến đông đảo người hâm mộ cảm thông và thậm chí cho rằng việc ép giá bên bán là một việc làm đúng đắn.

Tuy nhiên, điều này dường như đang đi ngược lại những nguyên tắc tự do thương mại mà chúng ta vẫn cam kết trong quá trình hội nhập.

Mỗi khi tiếp xúc với các cường quốc hoặc định chế thương mại hàng đầu, chúng ta thường xuyên nghe cụm từ "đề nghị công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường". Thế nhưng, những nguyên tắc phi thị trường lại vẫn được chúng ta áp dụng mỗi khi xảy ra những tranh cãi mang tính thương mại.

Việc một kênh truyền hình muốn đứng ra tự thương thảo để nắm bản quyền Premier League, qua đó coi đó là lợi thế nhằm thu hút thuê bao là chuyện rất đỗi bình thường trong cạnh tranh.

Thế nên, bản chất của việc VNPayTV muốn "đoàn kết" chẳng qua là vì một số đơn vị thiếu khả năng thu hút người xem nên không muốn đối thủ của mình vươn lên.

Và cũng chẳng phải chính một số đơn vị đó cách đây cả chục năm cũng từng đi tiên phong trong tự do thương mại bằng cách phá rào để mua gói bản quyền độc quyền đó thôi!

>SEA Games 28: Bóng đá nam liên tục gặp "bê bối"

>Bóng đá Việt: Khi nào mới chuyên nghiệp?

>Bóng đá Việt nên học thành công của Thái Lan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bản quyền bóng đá và nguyên tắc thị trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO