Vốn ngoại vào ngân hàng Việt

ANH KHOA| 21/03/2018 09:15

Dòng vốn đầu tư nước ngoài lại đổ vào các ngân hàng Việt Nam trong thời gian gần đây, với những thương vụ mới lên đến hàng nghìn tỷ đổng.

Vốn ngoại vào ngân hàng Việt

Phải chăng ngành ngân hàng Việt Nam đã hấp dẫn trở lại trong mắt doanh nghiệp FDI?

Những thương vụ mới

Ngày 9/3, truyền thông Hàn Quốc đưa tin tập đoàn tài chính Hana có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam bằng việc trở thành cổ đông chiến lược của Ngân hàng BIDV - một trong 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay. Được biết hồi tháng 8/2017, BIDV đã ký một thỏa thuận với KEB Hana Bank và nội dung của thỏa thuận này không được công bố.

Hồi đầu năm 2018, Chủ tịch KEB Hana Bank - Kim Jung Tai đã gặp Phó thủ tướng Vương Đình Huệ.

Như vậy, sau bao đồn đoán thì việc BIDV có cổ đông chiến lược từ Hàn Quốc đã được thông tin chính thức, theo đó BIDV sẽ phát hành cổ phần cho đối tác Hàn Quốc để tăng vốn, từ đó cải thiện hệ số an toàn vốn đang tiệm cận mức giới hạn theo quy định.

Vietcombank cũng đang có kế hoạch bán hơn 350 triệu cổ phiếu (tương ứng 10% cổ phần) cho nhà đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2018 thông qua hình thức phát hành riêng lẻ hoặc đấu giá công khai, sau khi được Chính phủ chấp thuận.

Link bài viết

Ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết, Quỹ Đầu tư quốc gia Singapore (GIC) vẫn là một trong những nhà đầu tư tiềm năng và đối tác hiện hữu Mizuho (Nhật Bản) đang sở hữu 15% cổ phần của Vietcombank, sẽ được phép mua thêm cổ phần ở ngân hàng này.

Ngày 12/3, Techcombank công bố khoản đầu tư hơn 370 triệu USD từ 2 nhà đầu tư pháp nhân độc lập được quản lý bởi Công ty Quản lý Quỹ Warburg Pincus LLC. Như vậy sau thương vụ HSBC thoái 20% vốn tại Techcomabank vào tháng 7/2017 thì khoản đầu tư mới là một phần trong nỗ lực tăng vốn từ nay đến tháng 6/2018 của Techcombank theo kế hoạch đã được đại hội cổ đông phê duyệt ngày 3/3/2018.

Pincus là quỹ hàng đầu thế giới chuyên đầu tư vào các công ty có tiềm năng tăng trưởng dài hạn, hiện nắm giữ và quản lý tài sản trị giá hơn 44 tỷ USD cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết trên thế giới, trong đó riêng thị trường Việt Nam là hơn 1 tỷ USD.

Vừa qua, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã có buổi tiếp lãnh đạo Tập đoàn Jardines Matheson và gợi ý có thể tham gia vào tiến trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Trước đó các phiên chào sàn của HDBank, VPBank cũng thu hút một lượng vốn lớn của các nhà đầu tư nước ngoài tham gia.

Kể từ đầu năm đến nay, nếu VN-Index tăng 15,2% thì ngành ngân hàng đã tăng gần gấp đôi với mức tăng 28,2%, dù vậy P/E của ngành ngân hàng vẫn ở mức tương đương của VN-Index là 20,6%. Do đó, nếu không sớm đầu tư thì sau này có thể càng phải mua cổ phiếu ngân hàng với giá cao, nhất là nếu Việt Nam sớm được nâng hạng thị trường.

Gần đây nhất là việc Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) và Quỹ Đầu tư PYN Fund Management đã ký kết hợp đồng mua bán cổ phần, theo đó, PYN Elite Fund sẽ sở hữu 4,99% vốn sau phát hành của TPBank với giá trị gần 40 triệu USD.

Sức hấp dẫn của ngành ngân hàng?

Hoạt động của các ngân hàng trong năm 2017 đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ khi nhiều ngân hàng không những phục hồi lợi nhuận cao như trước đây mà còn đạt mức kỷ lục mới, tiến độ xử lý nợ xấu nhanh hơn sau khi có hàng loạt chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Tiềm năng tăng trưởng dài hạn của ngành ngân hàng cũng ngày càng hấp dẫn, khi chính sách tiền tệ tiếp tục được nới lỏng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao và giữ ổn định lãi suất. Trong khi đó, các nguồn thu phí dịch vụ ngày càng tăng mạnh trước nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng tăng trưởng cao của doanh nghiệp và cư dân.

Mảng bán lẻ với biên lợi nhuận cao dự kiến tiếp tục phát triển mạnh, trong đó không chỉ riêng các ngân hàng thương mại cổ phần mà gần đây còn có sự tham gia của những ngân hàng bán buôn như Vietcombank hay BIDV. Như tại Vietcombank, nếu tín dụng bán lẻ vào năm 2016 chiếm 33,1% tổng dư nợ tín dụng thì năm 2017 đã lên tới 40,8% và sẵn sàng vượt 50% trong năm 2018.

Trong năm 2018, các ngân hàng tiếp tục đặt kế hoạch tăng trưởng mạnh, như Vietcombank dự kiến đạt lợi nhuận 13.000 tỷ đồng, tăng 15%, Techcombank dự kiến lợi nhuận trước thuế 10.000 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2017.

Đáng lưu ý là các định chế tài chính tham gia vào thị trường Việt Nam hiện nay không phải chỉ phục vụ cho hơn 90 triệu dân Việt Nam mà còn có cơ hội hướng đến mục tiêu 600 triệu dân Đông Nam Á khi mà Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á (AEC) được thành lập từ ngày 31/12/2015.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và giá cổ phiếu của các ngân hàng nói riêng đã tăng rất mạnh trong thời gian qua. Kể từ đầu năm đến nay, nếu VN-Index tăng 15,2% thì ngành ngân hàng đã tăng gần gấp đôi với mức tăng 28,2%, dù vậy P/E của ngành ngân hàng vẫn ở mức tương đương của VN-Index là 20,6%. Do đó, nếu không sớm đầu tư thì sau này có thể càng phải mua cổ phiếu ngân hàng với giá cao, nhất là nếu Việt Nam sớm được nâng hạng thị trường.

Với việc lãi suất phát hành trái phiếu chính phủ giảm liên tiếp trong thời gian qua, cộng thêm được nâng hạng tín nhiệm sẽ giúp định giá ngành ngân hàng tiếp tục tăng, cùng với kỳ vọng room dành cho nhà đầu tư nước ngoài có thể được mở rộng. Không loại trừ khả năng ngành ngân hàng sẽ tiếp tục được ưu tiên để hỗ trợ cho việc tăng vốn đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn mới khi Basel 2 có hiệu lực từ năm 2020.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vốn ngoại vào ngân hàng Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO