TTCK ngày 20/3: Thị trường vẫn cần khoảng tích lũy

P.V (tổng hợp)| 20/03/2012 07:06

Với các yếu tố có khả năng tác động đến thị trường ở thời điểm hiện tại, khả năng xuất hiện nhịp tăng điểm liên tục của VN-Index là không cao, thị trường sẽ cần một khoảng tích lũy nhất định trước khi đủ điều kiện hình thành xu thế mới.

TTCK ngày 20/3: Thị trường vẫn cần khoảng tích lũy

Với các yếu tố có khả năng tác động đến thị trường ở thời điểm hiện tại, khả năng xuất hiện nhịp tăng điểm liên tục của VN-Index là không cao, thị trường sẽ cần một khoảng tích lũy nhất định trước khi đủ điều kiện hình thành xu thế mới. Đó là nhận định của Công ty chứng khoán FPTS, sau phiên giao dịch ngày 19/3. Và dưới đây là nhận định và dự đoán của một số công ty chứng khoán khác về thị trường hôm nay 20/3.

SSI: Lực bán vẫn có xu hướng gia tăng

VN-Index có thêm phiên giằng co tăng điểm nhưng bên bán vẫn chiếm ưu thế cuối phiên. Đóng cửa chỉ số tăng 0,45 điểm xuống mốc 438,07 điểm với 92 mã tăng giá, 85 mã giữ tham chiếu và 136 mã giảm giá. Thị trường phân hóa khá mạnh với 30 mã tăng trần và có tới 37 mã giảm kịch sàn.

Thông tin về kết quả kinh doanh quý 1 và kế hoạch kinh doanh 2012 của nhiều doanh nghiệp sẽ dần hé lộ với những mảng sáng tối đan xen. Cây nến ngày có dạng giảm điểm Bearish On Neck với khối lượng ở mức 51,45 triệu đơn vị, giảm mạnh 51,26% so với phiên cuối tuần trước. MACD tiếp tục vận động dưới đường tín hiệu cho thấy lực bán vẫn có xu hướng gia tăng, tín hiệu nhập cuộc theo xu hướng không nhiều và sự phân hóa mạnh vẫn tiếp diễn. Nhà đầu tư lướt sóng chỉ nên giao dịch các cổ phiếu có sẵn nếu chỉ số không rơi quá mốc 430 điểm và bán nhanh ở mức giá cao trong phiên.

Theo ACBS, mặc dù giảm điểm, nhưng các đỉnh và đáy của VN-Index được hình thành lẫn lộn trong phiên cho thấy xu hướng đi ngang ngày hôm qua - Nguồn ảnh: VNDirect


BVSC: Có thể xuất hiện sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu

Sau kỳ nghỉ cuối tuần, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn, điều này tạo thêm áp lực cung ở vùng giá cao, trong khi bên mua cũng không quá vội vã khi tham gia thị trường. Diễn biến tâm lý này khiến thị trường giao dịch trong biên độ hẹp và khối lượng ở giảm so với các phiên trước.

Theo quan điểm của BVSC, kỳ vọng về khả năng các chỉ số vượt đỉnh ngắn hạn đang trở nên khó khăn hơn, trong vài phiên tới thị trường có thể xuất hiện sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Chúng tôi cho rằng, với bối cảnh hiện tại nhà đầu tư chỉ nên duy trì tỷ lệ cổ phiếu ở mức thấp và có thể xem xét ưu tiên lựa chọn các cổ phiếu trên sàn HNX”.

ACBS: Nhà đầu tư hạn chế mua vào


Mặc dù giảm điểm, nhưng các đỉnh và đáy của VN-Index được hình thành lẫn lộn trong phiên cho thấy xu hướng đi ngang ngày hôm qua. Việc giao dịch trở nên trầm lắng là điều chúng tôi không mong đợi. Trong các phiên tới, các chỉ số có thể tiếp tục giằng co.

Mặc dù giảm điểm, nhưng các đỉnh và đáy của VN-Index được hình thành lẫn lộn trong phiên cho thấy xu hướng đi ngang ngày hôm qua. Việc giao dịch trở nên trầm lắng là điều chúng tôi không mong đợi. Trong các phiên tới, các chỉ số có thể tiếp tục giằng co.

Chúng tôi duy trì quan điểm thận trọng và khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế mua vào ở thời điểm hiện tại.

VNDirect: Nên tiếp tục quan sát thị trường

Trong phiên giao dịch 19/3, sự điều chỉnh đã thể hiện rõ hơn trên hầu hết các cổ phiếu của cả hai sàn, đặc biệt là trên HSX khi đóng cửa ở giá đỏ. Sự chú ý của thị trường chỉ tập trung vào một số mã dẫn dắt trên sàn HNX như VND, PVX và nhà đầu tư ít quan tâm đến sự giảm điểm của các mã khác. Tuy nhiên, chúng ta cần phải ý thức rằng hầu hết các mã lớn của thị trường đều đang trong tình trạng kỹ thuật khá xấu, ngay cả VND, PVX, KLS cũng đối mặt với nguy cơ tạo hai đỉnh, và điều quan trọng hơn là việc các cổ phiếu này tăng mạnh trong 2 phiên nay không còn kêu gọi được dòng tiền vào các mã khác như giai đoạn trước đây.

Để nhìn đúng hơn bức tranh thị trường chúng ta nên nhìn vào chỉ số VN-Index và HNX-Index, trong đó cả hai đều tiềm ẩn nguy cơ sẽ xuất hiện một nhịp giảm nữa. Chính vì thế chúng tôi vẫn giữ quan điểm thận trọng trong việc mua vào.

Những trạng thái còn cổ phiếu nên bán ra, với những nhà đầu tư chưa quay trở lại từ khi thị trường điều chỉnh nên tiếp tục quan sát thị trường, không nên vội vàng mua vào. Trong trường hợp thị trường tiếp tục tăng, thời điểm mua vào sẽ được quyết định sau khi quan sát phản ứng của thị trường khi gặp đỉnh trước (6/3)”.

FPTS: Cần một khoảng tích lũy nhất định

Nối tiếp diễn biến tiêu cực từ phiên giao dịch cuối tuần trước, trạng thái giằng co giữa hai chiều tăng - giảm của VN-Index tiếp diễn cùng với sự lặp lại kịch bản đảo chiều suy giảm về cuối phiên cho thấy tín hiệu không mấy lạc quan về xu hướng của chỉ số trong những phiên giao dịch tới.

Trước mắt, VN-Index đang cho khả năng duy trì khá tốt của phía khu vực hỗ trợ mạnh 400-420 điểm và cao hơn là 430 điểm. Tuy nhiên, để chỉ số có thể tăng điểm trở lại thì xu thế đi lên ngắn hạn sẽ đòi hỏi phải có sự đồng thuận giữa dòng tiền đang tham gia thị trường cũng như tác động tích cực từ thông tin vĩ mô sắp công bố.

Với các yếu tố có khả năng tác động đến thị trường ở thời điểm hiện tại, chúng tôi cho rằng khả năng xuất hiện nhịp tăng điểm liên tục của VN-Index là không cao. Mặt khác, thị trường sẽ cần một khoảng tích lũy nhất định trước khi đủ điều kiện hình thành xu thế mới bền vững hơn.

BSC: Chưa thể xác định xu hướng


Cùng với sự đảo chiều đột ngột từ phiên thứ 6 tuần trước, sự suy yếu vào cuối phiên ngày 19/3 khiến xu thế hồi phục đang đứng trước khả năng bị “bẻ gãy”. Dù vậy, ở một góc nhìn khác, do 1 số mã cổ phiếu đã có sự hồi phục khá mạnh thậm chí đã vượt cả đỉnh cũ, sự giằng co cũng là dễ hiểu khi lượng cung ở vùng giá cao tăng lên đáng kể.

Do đó, chúng tôi cho rằng vẫn còn quá sớm để xác định xu thế của thị trường trong ngắn hạn. Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng đi ngang trong biên độ hẹp trong phiên tới. Trong ngắn hạn, các nhà đầu tư nên kiên nhẫn đứng ngoài quan sát, nhà đầu tư có tỷ lệ cổ phiếu lớn nên cân nhắc giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
TTCK ngày 20/3: Thị trường vẫn cần khoảng tích lũy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO