TTCK ngày 12/2: Chờ tín hiệu rõ ràng hơn về dòng tiền

P.V tổng hợp| 11/02/2014 02:20

Nhà đầu tư chỉ nên giữ một tỷ trọng cổ phiếu ở mức trung bình thấp và đứng ngoài quan sát. Việc tích lũy cổ phiếu trở lại cho danh mục ngắn hạn chỉ nên xem xét khi có tín hiệu rõ ràng hơn về dòng tiền", theo BVSC.

TTCK ngày 12/2: Chờ tín hiệu rõ ràng hơn về dòng tiền

"Nhà đầu tư chỉ nên giữ một tỷ trọng cổ phiếu ở mức trung bình thấp và đứng ngoài quan sát. Việc tích lũy cổ phiếu trở lại cho danh mục ngắn hạn chỉ nên xem xét khi có tín hiệu rõ ràng hơn về dòng tiền", theo BVSC. Các công ty chứng khoán nhận định diễn biến thị trường ngày 12/2 như sau:

BVSC: Chờ tín hiệu rõ ràng hơn về dòng tiền

Nhiều khả năng các lệnh bán ra bất ngờ về cuối phiên xuất phát từ nhà đầu tư trong nước bởi khối ngoại vẫn mua ròng ở mức rất lớn (165 tỷ đồng) trên sàn HSX trong phiên ngày 11/2. Việc xác định hoạt động bán ra này nhằm mục đích chốt lời hay “tháo chạy” cần thêm thời gian để kiểm chứng nhưng rõ ràng việc một lượng vốn lớn tạm thời rút ra khỏi thị trường (hơn 3.600 tỷ đồng) có thể sẽ ảnh hưởng tới lượng cầu cũng như tâm lý giao dịch của nhà đầu tư trong các phiên sắp tới. Nếu dòng tiền không sớm được bổ sung trong phiên ngày 12/2, tâm lý lo ngại có thể sẽ gia tăng hơn nữa.

Trong bối cảnh hiện tại, BVSC cho rằng nhà đầu tư chỉ nên giữ một tỷ trọng cổ phiếu ở mức trung bình thấp và đứng ngoài quan sát. Việc tích lũy cổ phiếu trở lại cho danh mục ngắn hạn chỉ nên xem xét khi có tín hiệu rõ ràng hơn về dòng tiền.

FPTS: Tăng giảm xen kẽ

Diễn biến cuối phiên là khá xấu khi áp lực bán tập trung tại nhóm Vn30 và tạo hiệu ứng lan sang các nhóm cổ phiếu khác, thanh khoản vì thế cũng tăng mạnh với giá trị giao dịch toàn thị trường đạt gần 3.700 tỷ đồng.

Có thể thấy thị trường chung đang phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố nội tại ở một số thời điểm, trong phiên ngày 12/2 nhà đầu tư nước cũng ngoài tăng mạnh mua ròng nhưng không đủ để hỗ trợ thị trường duy trì sắc xanh cho đến hết phiên.

Tâm lý thận trọng và lo ngại của một bộ phận nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu đã mạnh hơn và trở thành yếu tố thử thách sức mạnh của thị trường trong ngắn hạn.

Theo đó, khả năng cao những phiên tăng giảm xen kẽ sẽ vẫn là diễn biến chính của các chỉ số trong một vài phiên tới. Với những tín hiệu nhạy cảm như phiên ngày 11/2 thì FPTS khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì sự bình tĩnh, bám sát diễn biến thị trường và khối ngoại để có thể đưa ra những điều chỉnh hợp lý cho danh mục hiện tại.

KIS: Các chỉ số vẫn đang trong giai đoạn rung lắc tích lũy

Tâm lý lạc quan kéo lực cầu tăng cường từ đầu phiên giúp thị trường nhanh chóng xác lập đà tăng ấn tượng. Tuy nhiên, thị trường về cuối phiên đảo chiều giảm nhẹ trước làn sóng chốt lời tương đối mạnh của nhà đầu tư trong nước, trong đó tập trung ở nhóm bluechip và midcap.

Xét về mặt kĩ thuật, mốc 560 đang cho thấy là ngưỡng kháng cự trong ngắn hạn. Trong khi đó, KIS cho rằng việc thị trường quay đầu giảm về cuối phiên chỉ là hiện tượng chốt lời sau giai đoạn tăng nhanh và mạnh vừa qua; đi kèm với đó là thanh khoản tăng vọt.

Về cơ bản, sự giảm điểm trong phiên ngày 11/2 sẽ khiến cho tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn trong phiên tới. Dù vậy, do chưa xuất hiện các yếu tố rủi ro nào đáng kể liên quan đến vĩ mô và doanh nghiệp, KIS vẫn kì vọng các chỉ số vẫn đang trong giai đoạn rung lắc tích lũy.

Nhà đầu tư có thể tận dụng những thời điểm thị trường điều chỉnh tương đối để mở rộng tỷ trọng cổ phiếu ở những mã chưa tăng nhiều và có nền tảng cơ bản tốt.

MSBS: Thị trường được dự báo sẽ tiếp tục giảm

Lực bán mạnh bất ngờ khiến thị trường đang hưng phấn trở nên rủi ro. Thực chất, khi VN-Index tiệm cận ngưỡng 560 điểm, cân nhắc chốt lời không phải quyết định tồi.

Nhà đầu tư hiện tại nên thận trọng hơn, quan sát thị trường, chốt lời ở những cổ phiếu có lãi và hạn chế hành động mua vào. Trong phiên ngày 12/2, thị trường được dự báo sẽ tiếp tục giảm khi nhiều cổ phiếu sẽ bị bán chốt lời và tâm lý nhà đâu tư cẩn trọng hơn đối với việc mua vào ở mặt bằng giá hiện nay.

SHBS: Dòng cổ phiếu bất động sản tầm trung vẫn là tâm điểm của thị trường

Dòng tiền tiếp tục được đổ mạnh vào dòng cổ phiếu bất động sản, đó là nguyên nhân chính khiến khối lượng giao dịch gia tăng mạnh trong vài phiên gần đây, do các mã bất động sản thường có khối lượng giao dịch trung bình khá cao.

SHBS cho rằng dòng cổ phiếu bất động sản tầm trung vẫn tiếp tục là tâm điểm của thị trường sau nhịp điều chỉnh ngày 11/2.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
TTCK ngày 12/2: Chờ tín hiệu rõ ràng hơn về dòng tiền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO