TTCK 7/2: Áp lực bán sẽ giảm bớt

P.V| 06/02/2018 03:02

Áp lực bán được dự báo sẽ giảm bớt trong phiên 7/2. Tuy nhiên, khả năng chỉ số chung phục hồi vững chắc ngay ở vùng điểm hiện tại chưa được chúng tôi đánh giá cao, theo BVSC.

TTCK 7/2: Áp lực bán sẽ giảm bớt

BSC: Dòng tiền chảy mạnh nhưng chưa chứng tỏ được sự bền vững

Thị trường khá ảm đạm trong phần lớn phiên giao dịch, dù lực cầu bắt đáy mạnh nhưng các cổ phiếu vẫn đồng loạt giảm sàn, chỉ đến khi các cổ phiếu trụ cột của thị trường như HPG, VIC, STB hồi phục, nhà đầu tư mới thực sự mua vào mạnh và đẩy giá trị giao dịch lên mức cao nhất trong lịch sử với hơn 15.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, khối ngoại đã mua ròng gần 90 triệu cổ phiếu VRE thông qua thỏa thuận.

BSC nhận định thị trường sẽ tiếp tục rung lắc mạnh, dù có tín hiệu hồi phục vào cuối phiên nhưng các chỉ số vẫn giảm khá sâu.

Dòng tiền chảy mạnh nhưng chưa chứng tỏ được sự bền vững. Nhà đầu tư nên hạn chế giao dịch khi mà các tín hiệu vẫn còn khá yếu và rủi ro tiềm ẩn khá lớn.

Bên cạnh đó, sau hai phiên giảm điểm mạnh thì khá nhiều tài khoản rơi vào tình trạng “call margin”, điều này có thể sẽ khiên lực bán càng gia tăng.

FPTS: Không “bắt đáy” khi chưa có dấu hiệu đảo chiều tin cậy

Nhà đầu tư ngắn hạn vẫn tiếp tục được khuyến nghị thận trọng, giảm tỷ trọng cổ phiếu và không “bắt đáy” khi chưa có dấu hiệu đảo chiều tin cậy hoặc thông tin hỗ trợ tích cực.

Với các nhà đầu tư có tầm nhìn trung hạn thì nên tập trung quan sát diễn biến thị trường, kịp thời đánh giá phản ứng của chỉ số tại các ngưỡng hỗ trợ được để cập phía trên để đưa ra các quyết định phòng vệ rủi ro phù hợp.

PHS: Vẫn nên hạn chế bắt đáy trong giai đoạn hiện tại

Chỉ số đã cho thấy tín hiệu tích cực hơn khi dòng tiền bắt đáy nhập cuộc vào phiên chiều, tuy vậy rủi ro giảm điểm vẫn chưa hoàn toàn được loại bỏ.

Do đó, nhà đầu tư vẫn nên hạn chế bắt đáy trong giai đoạn hiện tại và chờ tín hiệu rõ ràng hơn từ thị trường trước khi có quyết định giải ngân mới.

KBSV: Kiểm soát chặt chẽ rủi ro margin tiếp tục được đề xuất

Thị trường đang chịu ảnh hướng rất mạnh mẽ từ thị trường thế giới (Mỹ). Về mặt kỹ thuật, các chỉ số chính của thị trường Mỹ đều đã xác nhận Uptrend bị bẻ gãy. Rủi ro toàn phần tiếp tục ở mức báo động cao.

Quan điểm thận trọng quan sát và kiểm soát chặt chẽ rủi ro margin tiếp tục được đề xuất. Và có thể chúng ta phải sớm chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất: thị trường đảo chiều, đi vào xu hướng giảm giá.

Về mặt kỹ thuật, chỉ số TT Mỹ có thể phục hồi nhẹ trở lại nhưng với đà giảm giá kỷ lục 2 phiên qua thì việc dự báo kịch bản phục hồi rất khó chính xác.

TTCK Việt Nam cũng tương tự và chỉ số VN30 đang nổi lên đóng vai trò quan trong hơn VNIndex. VN30 có thể bắt đầu phục hồi nhẹ từ phiên sau với ngưỡng mục tiêu 1.033 – 1.055 điểm.

SHS: Giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức an toàn

Thanh khoản tăng mạnh cho thấy thị trường đã hấp thụ được phần nào lượng hàng bán tháo để dần dần lấy lại sự cân bằng trong tâm lý nhà đầu tư.

Tín hiệu ngắn hạn của VN-Index và HNX-Index tiếp tục là Tiêu cực với các ngưỡng kháng cự tương ứng với đường MA20 ngày tại 1.068 điểm và 123,3 điểm.

Trong phiên giao dịch ngày 7/2, lực cầu bắt đáy gia tăng có thể giúp VN-Index hồi phục trở lại để hướng đến lấp khoảng gap được tạo ra giữa hai phiên 5/2 và 6/2 trong khoảng 1.026-1.048 điểm.

Nhà đầu tư ngắn hạn nên tiếp tục theo dõi thị trường và nếu có tỷ trọng cổ phiếu cao thì có thể tận dụng các nhịp hồi phục để giảm tỷ trọng về mức an toàn.

Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục và triển vọng tăng trưởng tích cực trong năm 2018.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
TTCK 7/2: Áp lực bán sẽ giảm bớt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO