Tiền cho tiêu dùng hay đầu tư?

MINH HẰNG/DNSG Cuối tuần| 09/07/2012 09:17

Lãi suất giảm khiến nhiều người từ bỏ kênh tiết kiệm, đưa tiền vào lĩnh vực tiêu dùng, đầu tư sản xuất kinh doanh.

Tiền cho tiêu dùng hay đầu tư?

Lãi suất giảm khiến nhiều người từ bỏ kênh tiết kiệm, đưa tiền vào lĩnh vực tiêu dùng, đầu tư sản xuất kinh doanh. Người trước đây không dám vay cho mục đích tiêu dùng, nay đã mạnh dạn vay ngân hàng để mua nhà, mua xe. Ai lâu nay không dám bung ra làm ăn, đem tiền gửi tiết kiệm, nay mạnh dạn rút tiền, vay mượn thêm để tính chuyện lớn.

Đọc E-paper

Doanh nghiệp trước đây “nằm yên” nghe ngóng động tĩnh, sản xuất kinh doanh cầm chừng, nay có thể tính chuyện vay vốn nếu tìm được phương án kinh doanh có khả năng sinh lợi cao.

Có nhiều ý kiến cho rằng giữa hai lĩnh vực tiêu dùng và đầu tư, tăng trưởng tín dụng nên chú trọng hơn vào đầu tư. Các chính sách tiền tệ cần phải tập trung vào việc bình ổn giá cả, ổn định tiền tệ và giữ tăng trưởng tín dụng ở mức hỗ trợ phát triển kinh tế.

Trong sáu tháng cuối năm, hệ thống ngân hàng phải rất nỗ lực mới mong đạt được mức tăng trưởng tín dụngmỗi tháng 2% để cả năm đạt đến con số 12 - 13% như kế hoạch. Tuy nhiên, dù có mong muốn đẩy mạnh cho vay đến mức nào thì trong bối cảnh nợ xấu vẫn ở mức cao và đang là lưỡi gươm treo lơ lửng trên đầu, không ngân hàng nào dám nới lỏng điều kiện cho vay.

Nếu chỉ chiều theo mong muốn chủ quan, tung vốn cho vay bất chấp tình hình hoạt động của doanh nghiệp thì không những ngân hàng phải gánh chịu rủi ro mà nền kinh tế cũng phải gánh chịu trong tương lai. Không giảm điều kiện cho vay mà vẫn muốn có được đối tượng phù hợp để “xả” vốn, các ngân hàng thương mại đã tìm nhiều cách chiêu dụ khách hàng. Một vài ngân hàng còn sáng tạo ra hình thức cho vay tiền đồng với lãi suất ưu đãi tham chiếu theo tỷ giá USD/VND, chỉ 7 - 8%/năm áp dụng cho cả khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp, với thời hạn vay từ nay đến cuối năm.

Dù có nhiều ý kiến cho rằng về thực chất gói tín dụng này sau khi cộng với chênh lệch tỷ giá sẽ tương đương với mức lãi suất 13 - 14%/năm, nhưng dù sao trước mắt nó cũng đánh vào tâm lý “thích của rẻ” của người đi vay và họ chấp nhận đánh cược với tỷ giá. Đó là lý do chỉ trong một thời gian ngắn, hàng ngàn tỉ đồng vốn vay theo các chương trình này đã được giải ngân.

Bên cạnh việc tạo các gói tín dụng đa dạng, nhiều ngân hàng còn chủ động tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu để cho vay. Có ngân hàng còn “dễ chịu” đến mức nếu doanh nghiệp khó khăn về vốn tạm thời nhưng có phương án sản xuất kinh doanh được đánh giá là khả thi là đã sẵn sàng cho vay hoặc cơ cấu lại nợ. Tất nhiên, điều kiện kèm theo là ngân hàng được theo dõi dòng tiền, trực tiếp triển khai dịch vụ quản lý dòng tiền.

Song song với việc đẩy mạnh cho vay trong khối doanh nghiệp, xu hướng mở rộng đối tượng khách hàng cá nhân và giảm lãi suất cho vay tiêu dùng cũng đã xuất hiện. Giá vốn trung, dài hạn huy động đã giảm về mức 11 - 12%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn có thể giảm về 13 - 14%/năm trong thời gian tới, sẽ kích thích nhiều người vay tiền cho những khoản chi dùng lớn. Rủi ro cho vay tiêu dùng thường thấp hơn bởi giá trị khoản vay nhỏ và được đảm bảo chi trả bằng thu nhập hằng tháng của người vay, nhưng sự lắt nhắt và kiểm soát khó khăn khiến một số ngân hàng trước nay không ưa thích bằng khách hàng doanh nghiệp.

Bởi vậy, dù các ngân hàng đã mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng hơn so với trước, thì điều kiện để được ngân hàng cho vay vốn vẫn khá ngặt nghèo. Người đi vay vẫn phải đáp ứng đủ tiêu chí, điều kiện khắt khe mà ngân hàng đưa ra và khoản vay cũng có giá trị không lớn.

Tiêu dùng và đầu tư là hai mặt của một vấn đề. Nếu nền kinh tế chỉ chú trọng vào đầu tư và tiết kiệm mà hạn chế tiêu dùng thì sản phẩm làm ra sẽ tồn kho, tác động đến khâu sản xuất, và ảnh hưởng ngược lại hoạt động đầu tư. Vậy nên, việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cũng nên được tiến hành như cho vay với mục đích đầu tư. Khi ấy, tăng trưởng của tín dụng sẽ là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tiền cho tiêu dùng hay đầu tư?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO