Số hóa ngân hàng vẫn còn thách thức

Lữ Ý Nhi| 18/05/2019 02:57

Kinh tế Việt Nam và thế giới đang chứng kiến một thế hệ ngân hàng với mô hình tăng trưởng đột phá mới bằng công nghệ, bên cạnh nền tảng doanh nghiệp Fintech góp phần làm dài cánh tay hùng mạnh cho hệ thống ngân hàng. Từ đây, kéo theo cộng động doanh nghiệp nói chung được hưởng lợi, cũng như người tiêu dùng có thể tiếp cận sự tiện nghi tối ưu của số hóa các dịch vụ ngân hàng.

Số hóa ngân hàng vẫn còn thách thức

Chuyển đổi số là xu thế phát triển tất yếu của ngành ngân hàng nói riêng và sự ích lợi cho nền kinh tế, nhân dân nói chung. Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2018, ngành Ngân hàng là một trong những ngành chủ động đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong quản lý và kinh doanh. Công nghệ được xem là nền tảng cho lợi thế cạnh tranh mới khi kinh tế số phát triển, xu hướng thanh toán điện tử tăng nhanh, nhưng chuyển đổi số như thế nào cho hiệu quả vẫn là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm.

Số liệu từ Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, tính đến cuối tháng 12/2018, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã xử lý 137.594  giao dịch, giá trị 73 triệu tỷ đồng. Con số này gấp 13 lần GDP. Hiện tại, đã có 94% ngân hàng Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi số. Trong đó, phần lớn các ngân hàng Việt Nam đã triển khai ngân hàng số ở cấp độ chuyển đổi về quy trình và kênh giao tiếp, và chuyển đổi về nền tảng dữ liệu mới được triển khai tại một số ngân hàng tiên phong.

Chia sẻ tại "Hội nghị Ngân hàng Việt Nam 2019: Đột phá từ Số hóa" do Tạp chí Nhịp cầu đầu tư tổ chức ngày 16/5,  Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) Phạm Tiến Dũng  cho biết, mô hình để trở thành ngân hàng  số là 3 - 1 - 0. Có nghĩa 3 phút khách hàng có thể trải nghiệm, trong 1 giây hệ thống tự động trả lời đồng ý hay không đồng ý cho giải ngân gói vay đó, và 0 là không có người nào có thể can thiệp. Với các Fintech cũng vậy, chỉ sau 5 phút họ biết được anh là ai, có cho anh vay không. Theo ông Dũng, thời gian qua, nhiều NH trong nước đã chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa như: Tiên Phong (TP Bank) với NH tự động LiveBank, VPBank với ứng dụng NH số Timo, Phương Đông với chiến lược chuyển đổi NH số, Vietcombank với không gian NH số Digital Lab, Vietinbank với corebank thế hệ mới và kho dữ liệu DN hiện đại...

 Ông Dư Xuân Vũ, giám đốc khối công nghệ ngân hàng OCB, cho biết ứng dụng công nghệ là xu hướng tất yếu trong tương lai. Mới đây, OCB đã đi đầu triển khai giải pháp mạng SDN, giúp ngân hàng có thể tự động kiểm soát truy cập và đảm bảo phòng chống xâm nhập, giảm chi phí, đồng thời có thể triển khai các ứng dụng công nghệ, số hoá dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, việc mở rộng thanh toán số là một trong những xu thế của ngân hàng bán lẻ toàn cầu. Đó cũng là yếu tố thúc đẩy đột phá trong ngân hàng hiện nay”.

Ông Lê Anh Dũng cũng nhận định: “Chuyển đổi số sẽ giúp ngân hàng cắt giảm chi phí, tăng doanh thu, giúp ngành ngân hàng phát triển sản phẩm nhanh hơn, dễ dàng hơn. Tiềm năng ngân hàng số VN là rất lớn do tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh đang gia tăng và dân số trẻ rất nhanh nhạy với công nghệ. Tuy nhiên, ngân hàng cũng chịu nhiều thách thức từ quá trình chuyển đổi như thiếu nguồn lao động chất lượng cao, rủi ro an ninh mạng sẽ phát sinh từ các hành vi gian lận, lừa đảo… Ngân hàng cũng sẽ thiếu nguồn vốn để đầu tư chuyển đổi, cạnh tranh ngày càng cao giữa các ngân hàng.

Ông Phạm Thành Đức, tổng giám đốc Công ty cổ phần di động trực tuyến M- Service (công ty chủ quản của ví điện tử MoMo) cũng chia sẻ rằng các ngân hàng ngày càng chú trọng hơn vào công nghệ. Hiện ví điện tử MoMo đã hợp tác trực tiếp với 20 ngân hàng tại VN để tận dụng thế mạnh của nhau.

Tuy nhiên, trước nỗ lực của ngân hàng thì người tiêu dùng vẫn chưa quân tâm lắm với những cải tiến số hoá từ những dịch vụ của ngân hàng. Hiện mới chỉ có 20% khách hàng thường xuyên giao dịch trên các kênh ngân hàng điện tử. Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Giám đốc Ban Ngân hàng điện tử Vietcombank TP HCM cho biết, hiện mới chỉ có 20% khách hàng thường xuyên giao dịch trên các kênh ngân hàng điện tử. Nhiều chuyên gia cũng đã chỉ ra những thách thức  về hành lang pháp lý chưa đủ khiến các ngân hàng ngại áp dụng công nghệ, dịch vụ mới ngoài nguôn khổ cho phép. Bà Hằng cho rằng, thách thứuc đầu tiên là chưa có khung pháp lý về chia sẻ, khai thác và lưu trữ dữ liệu khiến các ngân hàng chưa thể ứng dụng điện toán đám mây. Bên cạnh đó, quy định xác thực danh tính khách hàng (KYC) cũng cần cập nhật. Đặc biệt, thói quen sử dụng tiền mặt lâu đời của người dân rất khó thay đổi trong thời gian ngắn, nhất là chuyển đổi số đòi hỏi nguồn lực không nhỏ để đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ số, ngân hàng lõi.. Điều này tiêu hao nguồn lực con người, thời gian lẫn tài chính.  Việc "Cân bằng giữa tuân thủ chính sách mà vẫn áp dụng được công nghệ mới là rất thách thức. Đơn cử như muốn dùng điện toán đám mây hay chuỗi khối nhưng chưa có quy định cụ thể", ông Nguyễn Hưng Nguyên, Phó tổng giám đốc Napas chia sẻ. Ông Nguyên nói:  Các Fintech đang bị quản lý chặt nên khó mở rộng phân khúc khách hàng. Đơn cử như ví điện tử bắt buộc liên kết với tài khoản ngân hàng nên phải dùng chung tập khách hàng với các ngân hàng truyền thống. Trong khi đó, ngân hàng cũng làm ví điện tử hoặc các giải pháp thanh toán di động riêng.

Một thách thức nữa, theo chia sẻ của bà Nguyễn Thuỳ Dương, Phó tổng giám đốc Khối dịch vụ Tài Chính của EY Việt Nam là năng lực an toàn thông tin còn hạn chế.  Nếu các ngân hàng không đầu tư hợp lý thì rủi ro an ninh mạng sẽ liên tục tăng.

Theo số liệu của EY Việt Nam, trong năm 2018, có 8.319 cuộc tấn công mạng vào liên quan đến ngành ngân hàng ở Việt Nam, 560.000 máy tính bị ảnh hưởng bởi phần mềm độc hại có thể đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng. Việt Nam xếp hạng 7 toàn cầu trong mục tiêu tấn công của Trojan (chương trình độc hại được ngụy trang với vẻ ngoài lành tính) ngân hàng năm 2018.

Trong bối cảnh hơn 100 công ty fintech đang hoạt động tại Việt Nam sẽ là yếu tố  giúp ngành ngân hàng phát triển. Tuy nhiên hiện nay, so với thế giới thì việc số hóa ngân hàng tại Việt Nam vẫn đang đi sau một chút nên cần thúc đẩy hơn trên cơ sở chấp chận văn hóa mới, thích ứng sự thay đổi. Ông Reet Chaudhuri, chuyên gia cao cấp mảng Thanh toán và Giao dịch Mc Kinsey&Company cho rằng, ngành ngân hàng nên liên kết với các công ty fintech để cùng phát triển. Ông Nguyên  cũng đồngt ình, để ngân hàng số phát triển thì mối quan hệ giữa ngân hàng và các Fintech, phải là hợp tác và chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Số hóa ngân hàng vẫn còn thách thức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO