Nhận định TTCK tuần từ 2-6/6

P.V tổng hợp| 01/06/2014 07:27

Phiên cuối tuần thanh khoản khá đuối, dù đã được khối ngoại đóng góp tới trên 30% lượng giao dịch của rổ VN30.

Nhận định TTCK tuần từ 2-6/6

Phiên cuối tuần thanh khoản khá đuối, dù đã được khối ngoại đóng góp tới trên 30% lượng giao dịch của rổ VN30. Các công ty chứng khoán nhận định diễn biến thị trường tuần từ 2 - 6/6 như sau:

VCSC: Mua đuổi cần hạn chế

Theo biểu đồ giá của các nhóm cổ phiếu, chúng tôi cho rằng thị trường có thể sẽ có phân hóa rõ nét trong các phiên đầu tuần tới, nhóm cổ phiếu Midcaps và Smallcaps có thể chững lại nhịp điều chỉnh trong hai phiên vừa qua, còn nhóm cổ phiếu Largecaps có thể chững lại đà tăng tại vùng kháng cự.

Chỉ báo STO(5,3) giảm dưới vùng quá mua cho thấy áp lực bán đã có dấu hiệu giảm dần và tín hiệu phân kỳ giảm giá của chỉ báo này thường xảy ra rất ngắn nên nhịp điều chỉnh khó có thể giảm sâu. Đồng thời, hệ thống chỉ báo xu hướng của chúng tôi vẫn duy trì đánh giá mức tăng xu hướng ngắn hạn và các vùng hỗ trợ gần nhất là mức 547 của chỉ số VN-Index (hoặc vùng khoảng trống tăng giá 553) và 75.5 của chỉ số HNX-Index.

Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn chưa nên mở vị thế bán ra khi xu hướng tăng ngắn hạn vẫn được duy trì và có thể tận dụng nhịp điều chỉnh trong phiên để cơ cấu lại danh mục, nhưng việc mua đuổi cần hạn chế để tránh bất lợi về giá. Đồng thời, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể chú ý các cổ phiếu Midcaps và Smallcaps đã giảm về các mức hỗ trợ gần nhất trong hai phiên điều chỉnh vừa qua.

Theo đồ thị tuần, hệ thống chỉ báo xu hướng của chúng tôi vẫn duy trì đánh giá mức giảm xu hướng trung hạn. Đồng thời, đồ thị giá của hai chỉ số tiến gần các vùng kháng cự trung hạn cho nên tuần giao dịch tới điểm mua trung hạn sẽ được xác nhận. Do đó, các nhà đầu tư trung hạn chưa nên mở vị thế mua mới cho đến khi điểm mua chưa được xác nhận.

BSC: Thị trường sẽ mất vài phiên để xác lập trạng thái cân bằng

Sau những diễn biến bùng nổ tại phiên đầu tuần, tâm lý thị trường đã trở lại thận trọng điều này được phản ánh rõ rệt trên HNX qua thanh khoản và diễn biến giá đều sụt giảm. Nếu theo góc nhìn thuần về PTKT thị trường đang đứng trước nguy cơ điều chỉnh tương đối lớn khi quỹ ETF iShares đã kết thúc đợt cơ cấu danh mục. Dù vậy, BSC cũng lưu ý về thông tin từ Đối thoại Shangri-La tổ chức tại Singapore sẽ bàn về vấn đề Biển Đông với sự tham gia của 2 cường quốc Mỹ và Nhật vào cuối tuần kết sẽ có thể ảnh hưởng đến tâm lý thị trường bất ngờ.

Với diễn biến vận động tăng giá bất ngờ và không bền vững của VN-Index, BSC đã tư vấn chốt lãi một phần danh mục cho cả hoạt động đầu tư vào phiên cuối tuần. Nhiều khả năng thị trường sẽ mất vài phiên để xác lập trạng thái cân bằng sau phiên biến động mạnh hôm nay. Hoạt động trading ngắn hạn sẽ được cân nhắc tùy theo diễn biến tiếp theo của thị trường.

SHBS: Thận trọng hơn trong vùng giá hiện tại

VNI-Index đã lấy lại được điểm số đã mất sau đợt sụt giảm do có thông tin Trung quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. SHBS cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng hơn trong vùng giá hiện tại do các mã đã có mức tăng khá và xu hướng tăng giá chưa thực sự vững chắc.

BVSC: Tiếp tục xu hướng hồi phục ngắn hạn

Bước sang các phiên đầu tháng 6, thị trường được dự báo có thể sẽ tiếp tục xu hướng hồi phục ngắn hạn nhưng xen kẽ các phiên điều chỉnh. Diễn biến phân hóa có thể sẽ là đặc điểm nổi bật của thị trường trong tháng 6 với triển vọng KQKD của các doanh nghiệp dần được hé lộ cùng hoạt động tái cơ cấu danh mục của hai quỹ ETF. Nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì vị thế trung hạn, tranh thủ các phiên thị trường trùng xuống để tích lũy cổ phiếu cho vị thế ngắn hạn nhưng tránh các hành động mua đuổi trong các phiên thị trường tăng mạnh.

FPTS: Thị trường đã ít rủi ro hơn

Điểm đáng chú ý của phiên hôm qua là khối ngoại tiếp tục tăng mạnh mua ròng trên HOSE, giá trị mua ròng lên tới 243 tỷ đồng tập trung tại nhiều cổ phiếu lớn cũng là nguyên nhân giúp VN-Index giữ vững đà tăng điểm. Tuy nhiên, động thái này khả năng cao bắt nguồn từ việc các quỹ chốt NAV cuối tháng và chuẩn bị cho kỳ cơ cấu danh mục sắp tới, theo đó thì trạng thái mua ròng này sẽ ít có khả năng kéo dài sang các phiên giao dịch đầu tuần kế tiếp.

Về xu thế, khu vực 575-580 sẽ là ngưỡng kháng cự mạnh tiếp theo của VN-Index, đây cũng là khu vực có xác suất đảo chiều cao đối với xu hướng ngắn hạn. Tuy nhiên, FPTS cho rằng thị trường đã ít rủi ro hơn so với giai đoạn nửa đầu tháng 5, vùng 540-560 điểm có thể coi là cân bằng trong bối cảnh hiện tại khi mà các thông tin vĩ mô và vi mô chưa có gì mới hơn, vì vậy nếu xuất hiện nhịp điều chỉnh thì vùng giá 540 sẽ là vùng hỗ trợ tốt và là cơ hội để tích lũy cổ phiếu.

BSC: Mất vài phiên để lập lại trạng thái cân bằng

Với diễn biến vận động tăng giá bất ngờ và không bền vững của VN-Index, chúng tôi đã tư vấn chốt lãi một phần danh mục cho cả hoạt động đầu tư vào phiên cuối tuần. Nhiều khả năng thị trường sẽ mất vài phiên để xác lập trạng thái cân bằng sau phiên biến động mạnh hôm nay. Hoạt động trading ngắn hạn sẽ được cân nhắc tùy theo diễn biến tiếp theo của thị trường.

VietinBankSc: Mua mới cần thận trọng

Các chỉ báo kỹ thuật vẫn đang tích cực, tuy vậy VN-Index đang hướng lên gầm vùng kháng cự 580 điểm, thị trường có thể điều chỉnh ở vùng này. Các tín hiệu vẫn cho thấy xu hướng trun hạn là tăng điểm, ngắn hạn thị trường có thể điều chỉnh về vùng MA20 tại 74,5 điểm. Nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét bán chốt lời đặc biệt ở những cổ phiếu mang tính đầu cơ cao và đã tăng nhiều, việc mua mới cần thận trọng.

MBS: Chốt lời bớt cổ phiếu penny

Về mặt kỹ thuật, VN-Index tạm thời qua vùng kháng cự 560 điểm, tương ứng với ngưỡng Fibonaci 50%. Thanh khoản giảm nhẹ xuống mức trung bình thấp cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư, lực mua chỉ chờ mua giá thấp trong khi lực bán chỉ chờ ở vùng giá cao, khiến cung cầu không gặp nhau.

Chúng tôi vẫn tiếp giữ tục khuyến nghị tập trung vào nhóm cổ phiếu Bluechips và midcap dự kiến có kết quả kinh doanh quý 2 khả quan, chốt lời bớt các cổ phiếu penny nhằm cơ cấu lại danh mục cho đợt hồi phục này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhận định TTCK tuần từ 2-6/6
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO