Ngành ngân hàng thận trọng với chính sách nới lỏng tiền tệ

ANH KHOA| 06/09/2017 03:12

Giảm lãi suất cho vay thêm 0,5%, đồng thời phải vượt kế hoạch tăng trưởng tín dụng ở mức 21 - 22%", rõ ràng không phải là những mục tiêu mà ngành ngân hàng có thể dễ dàng đạt được.

Ngành ngân hàng thận trọng với chính sách nới lỏng tiền tệ

"Giảm lãi suất cho vay thêm 0,5%, đồng thời phải vượt kế hoạch tăng trưởng tín dụng ở mức 21 - 22%", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho ngành ngân hàng (NH) trong những tháng còn lại của năm nay. Đây rõ ràng không phải là những mục tiêu có thể dễ dàng đạt được. 

Đọc E-paper

Cơ hội giảm lãi suất ngày càng nhiều

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ. Đáng lưu ý là các giải pháp nới lỏng tiền tệ được triển khai ngày càng quyết liệt hơn. Kể từ đầu quý III đến nay, các điều kiện để giảm thêm lãi suất đã xuất hiện ngày càng nhiều. Đầu tiên là thanh khoản của ngành trở nên dồi dào sau khi NHNN bơm thêm tiền đồng ra hệ thống thông qua việc mua USD để gia tăng dự trữ ngoại hối.

Lãi suất qua đêm trên thị trường liên NH liên tiếp giảm về mức thấp kỷ lục trong năm nay, trong khi lợi suất trên thị trường trái phiếu chính phủ và các phiên đấu thầu tín phiếu cũng liên tiếp giảm về ở mức thấp là những dấu hiệu thể hiện lượng thanh khoản dồi dào của hệ thống. Chẳng những vậy, NHNN trong đầu tháng 7 đã giảm hàng loạt lãi suất điều hành chủ chốt như là một giải pháp định hướng cho thị trường và kỳ vọng sẽ có hiệu ứng lan tỏa lên lãi suất trên thị trường 1.

Chưa dừng lại ở đó, để hỗ trợ cho ngành NH cũng như nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, vừa qua NHNN đã ban hành dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 36 theo hướng giãn lộ trình áp dụng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở 40% thêm một năm, theo đó từ đầu năm 2016 chỉ giảm xuống 45% và đến 2019 giảm về 40%.

Quan sát diễn biến thị trường từ năm ngoái đến nay có thể thấy việc giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 60% xuống 50% kể từ đầu năm 2017 là nguyên nhân chính gây áp lực lên mặt bằng lãi suất vào giai đoạn cuối năm ngoái. Chính vì vậy, để tránh gây áp lực lên mặt bằng lãi suất trong những tháng cuối năm nay, NHNN đã sớm hành động khi tỏ ý định muốn giãn lộ trình áp dụng tỷ lệ trên.

Với những điều kiện thị trường kể trên, rõ ràng cơ hội giảm lãi suất là ngày càng nhiều, tuy nhiên cho đến thời điểm này thì chính sách lãi suất tại các NH dường như vẫn ít nhiều chưa phản ứng như kỳ vọng và mong muốn của nhà điều hành khi triển khai hàng loạt giải pháp như đã nói trong thời gian qua. Với 4 tháng còn lại của năm 2017, sự sốt ruột của nhà điều hành đã thể hiện rõ và buộc phải có chỉ thị trực tiếp cho ngành NH phải giảm lãi suất cho vay thêm 0,5% trong thời gian tới.

>>Giảm lãi suất - xu hướng mới của ngành ngân hàng?

Các ngân hàng thận trọng

Dù vậy, khả năng các NH sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách lãi suất thận trọng. Để có thể giảm lãi suất cho vay mà vẫn duy trì được biên độ lãi phù hợp, các khả năng buộc giảm chi phí vốn đầu vào tương ứng bằng cách giảm lãi suất huy động từ khách hàng. Với thanh khoản càng về cuối năm sẽ càng chịu áp lực nhiều hơn, khi quý 4 cũng là thời điểm nhu cầu rút vốn để kinh doanh thì các NH sẽ cân nhắc thận trọng chính sách huy động vốn.

Để có thể đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đạt 21 - 22% trong năm nay, lượng vốn các NH bơm ròng ra thị trường trong quãng thời gian còn lại tương ứng gần 700.000 tỷ đồng, tức bình quân mỗi tháng 175.000 tỷ đồng, trong khi bình quân tăng mỗi tháng đầu năm nay chỉ ở khoảng hơn 70.000 tỷ đồng.

Với việc chính phủ yêu cầu phải đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng còn lại của năm nay thì lượng tiền gửi của kho bạc nhà nước tại các NH sẽ giảm trong thời gian tới sau khi đã tăng mạnh trong các tháng đầu năm nay. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng thanh khoản, do đó các NH buộc phải đẩy mạnh huy động vốn từ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp để bù lại.

Để có thể đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đạt 21-22% trong năm nay, thì lượng vốn các NH bơm ròng ra thị trường trong quãng thời gian còn lại tương ứng gần 700.000 tỷ đồng, tức bình quân mỗi tháng là 175.000 tỷ đồng, trong khi bình quân tăng mỗi tháng đầu năm nay chỉ ở khoảng hơn 70.000 tỷ đồng. Đây không phải là mục tiêu dễ dàng gì khi mà các khoản vay ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải tất toán trước khi kết thúc năm nay, do đó cũng sẽ làm hạn chế mức tăng trưởng tín dụng của ngành trong năm nay.

Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và cá nhân thông thường cũng khó có thể tăng trưởng đột biến. Để có thể giải ngân một lượng vốn đầu ra lớn thì chỉ có các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bất động sản mới có thể hấp thụ nổi. Tuy nhiên, thời gian qua, NHNN đã có chính sách hạn chế vốn NH đổ vào các công trình BOT và thị trường bất động sản. Thậm chí, dù nhu cầu vay có tăng đột biến thì các NH vẫn có thể thận trọng trong chính sách cho vay, khi thực tế thời gian qua chứng minh rằng việc cho vay dễ dàng và tăng trưởng quá nóng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hệ quả nợ xấu lớn như những năm qua.

Điều cần lưu ý nữa là mục tiêu giảm lãi suất và mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao dường như khó có thể đi cùng nhau. Để tăng trưởng tín dụng cao, các NH cần phải tăng cường huy động vốn, nhất là khi trong 8 tháng đầu năm nay tăng trưởng huy động vốn luôn thấp hơn tăng trưởng tín dụng. Trong khi đó, để có thể đẩy mạnh tăng trưởng huy động vốn thì việc giảm lãi suất tiền gửi là khó có thể xảy ra.

Nếu đã không thể giảm được chi phí huy động đầu vào nhưng vẫn buộc phải giảm lãi suất cho vay thì các NH buộc phải chấp nhận thu hẹp biên độ lãi suất và hệ số sinh lời. Hoặc để vẫn duy trì được hiệu suất lợi nhuận thì các NH chỉ có cách tiết giảm chi phí hoạt động, vận hành để tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay, và đây cũng là điều mà nhà điều hành mong muốn và luôn yêu cầu ngành ngân hàng phải thực hiện trong thời gian qua.

>>Áp lực từ mục tiêu tăng trưởng tín dụng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ngành ngân hàng thận trọng với chính sách nới lỏng tiền tệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO