Đáy của tăng trưởng

VÕ TRÍ THÀNH - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)| 20/11/2012 09:37

Tình hình chung của doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh hiện nay là khá khó khăn do tổng cầu giảm mạnh cả về thị trường ngoài nước lẫn trong nước, trong khi hàng tồn kho còn rất cao, khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng (NH) lại hạn chế.

Đáy của tăng trưởng

Tình hình chung của doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh hiện nay là khá khó khăn do tổng cầu giảm mạnh cả về thị trường ngoài nước lẫn trong nước, trong khi hàng tồn kho còn rất cao, khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng (NH) lại hạn chế.

Đọc E-paper

Nhìn vào các chỉ số thống kê, dễ dàng thấy rằng, chỉ số quý sau đẹp hơn quý trước. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 18% so với 10 năm và cả năm khoảng 17%, nếu nhìn vào chỉ số ấy cộng với tồn kho của khu vực công nghiệp chế biến giảm từ 35% xuống khoảng 20% thì có vẻ đẹp.

Theo Tổng cục Thống kê, mức tăng trưởng quý I/2012 là 4%, cả năm đạt 5,2% là tốt. Tuy nhiên, kết quả điều tra từ Thomson lại cho rằng, hiện nay tỷ lệ bi quan của DN lẫn các CEO Việt Nam đang ở mức cao nhất từ trước đến nay. Cho thấy, tình hình đang ở đáy của sự tăng trưởng, và nhìn ở góc độ lòng tin thị trường thì thời điểm hiện nay đang là quá xấu.

Trong khi gói hỗ trợ tác động yếu ớt, tiền tệ mới le lói đi lên, vậy tốt ở đâu? Điểm lại kết quả các gói kích cầu, hỗ trợ DN, đặc biệt là gói 29.000 tỷ đồng hỗ trợ DN thời gian vừa qua, mới thấy sự tác động vô cùng rời rạc. Một số khoản đã được chia ra hỗ trợ cho các DN nhỏ và vừa, tựu chung mỗi DN được mười mấy triệu đồng.

Vậy tại sao tăng trưởng quý sau tốt hơn quý trước? Chủ yếu là do giải ngân đầu tư công. Sáu tháng đầu năm 2012, mỗi tháng giải ngân khoảng 12.700 tỷ đồng, 6 tháng cuối năm theo kế hoạch, chưa tính 30.000 tỷ Thủ tướng cho phép ứng trước cho năm sau, trung bình giải ngân khoảng 1 tỷ USD/tháng (khoảng 21.000 tỷ đồng) cho sáu tháng cuối năm nay.

Điều này rõ ràng phần nào góp phần cho chỉ số công nghiệp, xây dựng nhích lên đôi chút. Bởi, xét về quy luật của dòng tiền, theo dài hạn, tiền tệ, tín dụng sẽ tiếp tục tăng, như vậy dòng tiền từ đây đến Tết Nguyên đán dù sao cũng đỡ hơn, từ 0% lên được 6 - 8% đã được xem là tương đối tốt.

Tuy nhiên, ngoài dòng tín dụng, dòng ngân sách, thì đây lại là "trò chơi" của NH Nhà nước, vì hiện nay tình hình dự trữ ngoại tệ rất tốt, USD dồi dào, thanh khoản hệ thống NH (ngoại trừ một số NH yếu kém) nói chung là thừa.

Trong khi tín dụng chưa thoát ra được, có những NH tình trạng tín dụng trong tài khoản chỉ khoảng 30 - 40%, huy động từ đầu năm đến nay tăng 14%, cho vay tăng 3 - 4%, cho thấy các NH khá thận trọng trong vấn đề này.

Song, NH lại rất hứng thú với việc mua trái phiếu chính phủ, bởi "chơi" với Chính phủ, ngoài lãi suất thì trò chơi thanh khoản sẽ rất tốt, giải pháp tốt khi các thị trường khác hiện đang què quặt.

Đối với Việt Nam, xét về mặt kinh tế vĩ mô cũng có vài điểm cải thiện, lạm phát giảm rất nhanh, nhưng theo đánh giá hiện nay vẫn còn ba rủi ro, gồm: lạm phát, ngân sách và hệ thống tài chính - NH.

Trong đó, rủi ro thấp nhất là lạm phát và rủi ro lớn nhất là hệ thống tài chính - NH. Theo đó, mặc dù được đánh giá tình hình đã khá lạc quan, thời điểm kinh tế khó khăn nhất cũng đã qua, nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều "lình xình" về nhân sự, sáp nhập, thâu tóm...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đáy của tăng trưởng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO